Nếu suy thận tiến triển đến giai đoạn cuối (khả năng làm việc của thận giàm còn 10-15%), người bệnh sẽ phải điều trị lọc máu cả đời trừ khi họ có thể được ghép thận. Lọc máu là giải pháp giúp bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối duy trì cuộc sống và kéo dài thời gian sống. Có 2 phương pháp lọc máu, đó là:
- Chạy thận nhân tạo (Hemodialysis)
- Lọc màng bụng, hay còn gọi là Thẩm phân phúc mạc (Peritoneal dialysis)
Lọc máu là một phương pháp đòi hỏi sự tuân thủ điều trị nghiêm ngặt, kéo dài đến suốt cuộc đời, kết hợp với việc dùng thuốc kê đơn và chế độ ăn uống hợp lý dưới sự hướng dẫn và giám sát của bác sĩ. Tuổi thọ khi điều trị lọc máu có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý, chế độ ăn uống, và mức độ tuân thủ điều trị của mỗi bệnh nhân.
Hiệu quả của các phương pháp điều trị thay thế thận suy
chạy thận nhân tạo sống được bao lâu?
Không có một giới hạn nào về thời gian sống sót ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Những tiến bộ về mặt kỹ thuật cũng như việc tăng cường chăm sóc, theo dõi bệnh đã tạo nhiều ích lợi cho những bệnh nhân khi điều trị với phương pháp chạy thận, cho phép giảm thiểu tối đa những biến chứng liên quan đến tăng ure máu và cho bệnh nhân một hy vọng sống gần như những người cùng tuổi nhưng không mắc bệnh thận.
Vậy, bệnh nhân chạy thận sống được bao lâu sau khi bắt đầu điều trị? Theo nghiên cứu, tuổi thọ trung bình của bệnh nhân chạy thận là 5 – 10 năm. Tuy nhiên, trong thực tế đã có hàng nghìn bệnh nhân trên khắp thế giới sống sót trên 20 năm nhờ chạy thận và những bệnh nhân sống sót trên 30 năm cũng không phải là hiếm.
Vì cơ địa của mỗi người bệnh là khác nhau, nên câu hỏi về việc bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối phải chạy thận còn có thể sống được bao lâu không thể có đáp án chính xác cho mọi trường hợp. Tuổi thọ của họ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ tuân thủ điều trị (lọc máu đủ liều và đủ thời gian), sự xuất hiện của các biến chứng trong quá trình lọc máu, tình trạng của các bệnh lý nền khác (như đái tháo đường, bệnh tim, viêm gan…), chế độ dinh dưỡng phù hợp…
Tỷ lệ sống sót nhờ thẩm phân phúc mạc
Tỷ lệ sống trong thẩm phân phúc mạc theo tuổi và theo tỷ lệ bệnh lý kết hợp giống hệt như tỷ lệ sống trong chạy thận nhân tạo chu kỳ. Hiệu quả điều trị của phương pháp chạy thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc (lọc màng bụng) được đanh giá là tương đương nhau.
Tỷ lệ sống sót nhờ ghép thận
Hiện tại, sống nhờ ghép thận trong trường hợp thận ghép của người chết não chiếm gần 90% sau 1 năm, 80% sau 5 năm, và trên 50% sau 10 năm. Những tỷ lệ này lần lượt là 95%, 90%, và 80% trong trường hợp thận ghép của người cho thận sống và cùng huyết thống.
Lời khuyên cho bệnh nhân
Trong những năm gần đây, những tiến bộ y khoa tiên tiến đã được thực hiện trong kỹ thuật chạy thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc, đảm bảo an toàn, đơn giản hóa, tự động hóa, cải thiện hiệu quả hoạt động của các màng lọc, góp phần kéo dài cuộc sống và cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân lọc máu.
Bệnh nhân lọc máu cần được tư bởi với bác sĩ điều trị của mình về những biện pháp có thể thực hiện để giúp cải thiện hơn chất lượng cuộc sống và gia tăng tuổi thọ. Một vài điều bệnh nhân có thể làm là:
- Luôn tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ, quan trọng nhất là không bỏ cử lọc máu và uống thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ.
- Tuân thủ chế độ ăn lành mạnh, không ăn quá mặn, không sử dụng rượu, bia.
- Hạn chế làm việc quá nặng. Cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.
Tầm soát chức năng thận để phát hiện sớm bệnh thận
Chẩn đoán và điều trị sớm bệnh thận giúp tránh được sự tổn thương thận giai đoạn cuối, ổn định bệnh ở giai đoạn sớm. Theo nghiên cứu, trên 10% bệnh nhân lọc máu đã có thể tránh được sự cần thiết phải điều trị bằng phương pháp này nếu như tổn thương thận của họ được phát hiện trong gian đoạn sớm và có liệu trình điều trị thích hợp.
Đơn vị lọc máu
Chăm sóc người bệnh suy thận giai đoạn cuối cần có bác sỹ chuyên khoa thận, bác sỹ dinh dưỡng, điều dưỡng chuyên về lọc máu, bác sỹ phẫu thuật AVF tạo cầu tay chạy thận, hoặc phẫu thuật đặt catheter lọc màng bụng. Đội ngũ y bác sĩ tại Bệnh viện Đức Khang sẽ giúp người bệnh lên kế hoạch điều trị lâu dài bắt đầu từ khi bệnh suy thận được chẩn đoán để phối hợp điều trị giữa các chuyên khoa. Bác sĩ sẽ giáo dục người bệnh về các phương pháp điều trị thay thế thận, đánh giá ưu và nhược điểm của từng phương pháp, cách thiết lập đường vào mạch máu để chuẩn bị chạy thận. Trước và trong quá trình lọc máu, bệnh nhân sẽ được thực hiện các xét nghiệm máu thường quy, xét nghiệm về viêm gan do virus, xét nghiệm HIV và một số xét nghiệm khác để theo dõi và đánh giá kết quả điều trị.
Bệnh viện Đức Khang nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát, và điều trị tất cả các bệnh lý về Nội thận như suy thận cấp, suy thận mạn, chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc), lupus ban đỏ, viêm cầu thận, hội chứng thận hư, nhiễm trùng thận, theo dõi sau ghép thận, xét nghiệm tầm soát chức năng thận…
Đội ngũ bác sĩ
BS CKII Trần Thanh Bình
BS CKII Phạm Thị Chải
BS CKII Nguyễn Thị Thu Hà
BS CKII Nguyễn Thị Dững
BS Nguyễn Văn Nhựt
BS Trần Âu Quế Nhung
Đặt hẹn chạy thận nhân tạo
Điền thông tin vào phiếu đặt hẹn TẠI ĐÂY
Gọi vào Hotline 0903.056.132
Trực tiếp đến đăng ký khám tại Bệnh viện Đức Khang
500 Ngô Gia Tự, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 1)
129A Nguyễn Chí Thanh, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 2)
Nguồn tham khảo
- Dialysis. National Kidney Foundation. Available at: https://www.kidney.org/atoz/content/dialysisinfo . Accessed November 26, 2021.
- Dialysis. American Kidney Fund. Available at: https://www.kidneyfund.org/treatments/dialysis . Accessed November 26, 2021.
- PGS.TS. Võ Tam. Bệnh thận mạn – Bệnh học, chẩn đoán và điều trị. 2016. Nhà xuất bản đại học Huế.