Hãy cùng tìm hiểu về việc lọc máu (chạy thận) lâu dài có nguy hiểm không, thường gây ra những biến chứng gì, và phương pháp phòng tránh các biến chứng này ra sao.
Có 4 biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với bệnh nhân điều trị lọc máu dài hạn:
- Bệnh tim (heart disease)
- Bệnh về xương (bone disease)
- Bệnh thoái hóa tinh bột (amyloidosis)
- Tổn thương thần kinh (nerve damage)
Bệnh tim
Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân lọc máu. Khi thận bị hư hỏng, chất lỏng sẽ tích tụ trong cơ thể ở những ‘khoảng trống’ như bên trong tế bào, giữa các tế bào, và trong máu của bệnh nhân.
Lọc máu chỉ có thể loại bỏ chất lỏng trong máu của bệnh nhân. Còn chất lỏng ở bên trong và giữa các tế bào sẽ từ từ di chuyển vào máu để bù cho phần chất lỏng đã được lọc ra ngoài qua phương pháp lọc máu. Do đó sau buổi lọc máu, bệnh nhân vẫn có thể còn chất lỏng tích tụ ở trong và giữa các tế bào. Vì vậy, khi bị rút đi một lượng lớn chất lỏng trong một thời gian ngắn sau mỗi ca chạy thận, bệnh nhân có thể bị tụt huyết áp, chuột rút và đau đầu, cảm thấy khó chịu và thậm chí nôn mửa. Có thể phải mất vài giờ sau khi ca chạy thận kết thúc thì bệnh nhân mới cảm thấy khỏe trở lại. Đối với bệnh nhân lọc màng bụng, lượng lớn chất lỏng bị rút đi trong thời gian ngắn cũng khiến họ cảm thấy bị khô và mệt mỏi. Theo thời gian, nếu cơ thể bệnh nhân tích tụ quá nhiều chất lỏng, tim của họ sẽ phải làm việc nhiều hơn. Và nếu bệnh nhân có thêm bệnh lý cao huyết áp, các mạch máu sẽ trở nên cứng lại, khiến tim lại càng làm việc nhiều hơn. Những vấn đề này buộc tim của bệnh nhân phải làm việc quá sức đến nỗi tâm thất trái bị to ra, tình trạng này gọi là phì đại tâm thất trái (left ventricular hypertrophy, LVH), dẫn đến hậu quả là cơ tim không còn bơm máu được hiệu quả. Khi tim không thể bơm hết máu ra ngoài, máu sẽ tràn ngược lên phổi.
Cách tốt nhất để tránh biến chứng tim mạch là kiểm soát huyết áp bằng cách tuân thủ điều trị theo toa thuốc của bác sĩ và kiểm soát lượng chất lượng bệnh nhân nên tiêu thụ hằng ngày theo khuyến cáo của bác sĩ điều trị.
Bệnh về xương
Vôi hóa & canxi hóa: xảy ra khi các sản phẩm tạo thành từ canxi và phốt pho trong máu của bệnh nhân kết tủa tạo thành tinh thể. Điều này có thể xảy ra ở mắt, mạch máu, tim, phổi hoặc các cơ quan khác của người bệnh. Tinh thể này xuất hiện dưới dạng các nốt sần hoặc cục u trên đầu xương, trong khớp hoặc trên gân. Tồi tệ hơn, các tinh thể có thể gây hại cho các mạch máu và thậm chí cắt dòng máu chảy đến ngón tay, ngón chân, toàn bộ chi hoặc mô mềm, gây đau đớn và thậm chí là tử vong. Dấu hiệu của biến chứng này bắt đầu như vết da đỏ hoặc tím, chúng có thể trông giống như vết bầm tím, sau đó chuyển sang màu đen khi da chết và biến thành vết loét ngày càng lớn hơn và không lành. Nếu sinh thiết da, sẽ thấy có sự xuất hiện của canxi trong các mô.
Bệnh loạn dưỡng xương thận: xảy ra khi hàm lượng phốt-pho quá cao trong cơ thể. Để cân bằng cho lượng phốt pho này, rất nhiều canxi sẽ bị rút ra khỏi xương của bệnh nhân trong một khoảng thời gian dài. Điều này làm xương bị yếu và giòn. Các triệu chứng phổ biến bao gồm: đau khớp, đau xương, gãy xương
Cách tốt nhất để tránh bệnh về xương là ăn thực phẩm ít phốt-pho, dùng thuốc gắn kết phosphate (phosphate binder), và lọc máu đủ liều.
Điều trị bệnh xương có thể bao gồm:
- Dùng thuốc gắn kết phosphate
- Bổ sung Vitamin D (Calcitriol) bằng đường uống hoặc qua tĩnh mạch
- Phẫu thuật cắt bỏ tuyến cận giáp
Bệnh thoái hóa tinh bột
Bệnh thoái hóa tinh bột liên quan đến lọc máu (Dialysis-related amyloidosis, DRA) xảy ra trong quá trình lọc máu khi protein beta-2-microglobulin (ß2m) tích tụ trong khớp, gân và xung quanh xương. Tình trạng này có thể dẫn đến: đau giống như viêm khớp, tổn thương khớp, u nang xương có thể dẫn đến gãy xương, hội chứng ống cổ tay (đau cổ tay, tê và ngứa ran).
Có 2 cách để phòng tránh bệnh thoái hóa tinh bột liên quan đến lọc máu:
- Chọn quả lọc máu high flux
Qủa lọc high flux có thể loại bỏ được nhiều hơn lượng protein beta-2-microglobulin (ß2m).
- Sử dụng nước siêu tinh khiết để chạy thận nhân tạo
Tình trạng viêm sẽ làm cho bệnh thoái hóa tinh xảy ra nhanh hơn. Nước siêu tinh khiết có ít nội độc tố hơn (các mảnh độc tố trên thành tế bào của vi khuẩn đã chết) nên sẽ ít gây viêm trong quá trình lọc máu. Tại Bệnh viện Đức Khang, chúng tôi sử dụng nước siêu tinh khiết để lọc máu.
Tổn thương thần kinh
Tổn thương thần kinh làm thay đổi cảm giác, gây đau, tê, nóng rát hoặc ngứa ran. Từ 60% đến 100% người chạy thận bị tổn thương thần kinh ở một mức độ nào đó.
3 biện pháp giúp phòng tránh tổn thương thần kinh:
- Lọc máu đủ liều
- Ngăn ngừa thiếu hụt vitamin, đặc biệt là vitamin B6
- Ngăn ngừa sự thiếu hụt khoáng chất, đặc biệt là kẽm
Đơn vị lọc máu
Chăm sóc người bệnh suy thận giai đoạn cuối cần có bác sỹ chuyên khoa thận, bác sỹ dinh dưỡng, điều dưỡng chuyên về lọc máu, bác sỹ phẫu thuật AVF tạo cầu tay chạy thận, hoặc phẫu thuật đặt catheter lọc màng bụng. Đội ngũ y bác sĩ tại Bệnh viện Đức Khang sẽ giúp người bệnh lên kế hoạch điều trị lâu dài bắt đầu từ khi bệnh suy thận được chẩn đoán để phối hợp điều trị giữa các chuyên khoa. Bác sĩ sẽ giáo dục người bệnh về các phương pháp điều trị thay thế thận, đánh giá ưu và nhược điểm của từng phương pháp, cách thiết lập đường vào mạch máu để chuẩn bị chạy thận. Trước và trong quá trình lọc máu, bệnh nhân sẽ được thực hiện các xét nghiệm máu thường quy, xét nghiệm về viêm gan do virus, xét nghiệm HIV và một số xét nghiệm khác để theo dõi và đánh giá kết quả điều trị.
Bệnh viện Đức Khang nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát, và điều trị tất cả các bệnh lý về Nội thận như suy thận cấp, suy thận mạn, chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc), lupus ban đỏ, viêm cầu thận, hội chứng thận hư, nhiễm trùng thận, theo dõi sau ghép thận, xét nghiệm tầm soát chức năng thận…
Cho dù bạn đang dùng phương pháp điều trị nào và đang làm những gì để bảo vệ bản thân khỏi các vấn đề lâu dài do lọc máu gây ra, thì kiến thức chính là sức mạnh! Đưa ra những lựa chọn sáng suốt sẽ giúp giảm thiểu những nguy hiểm và biến chứng trong lọc máu, cải thiện chất lượng cuộc sống và sống trọn vẹn hơn.
Đội ngũ bác sĩ

BS CKII Trần Thanh Bình

BS CKII Phạm Thị Chải

BS Nguyễn Ngọc Giàu

BS Nguyễn Văn Nhựt
Đặt hẹn chạy thận
Điền thông tin vào phiếu đặt hẹn TẠI ĐÂY
Gọi vào Hotline 0903.056.132
Trực tiếp đến đăng ký khám tại Bệnh viện Đức Khang
500 Ngô Gia Tự, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 1)
129A Nguyễn Chí Thanh, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 2)
Nguồn tham khảo
- Long term effects of dialysis. Renal team holdings. https://renalteam.org/en/patient-education/long-term-effects-of-dialysis/#:~:text=There%20are%20four%20long%2Dterm,Nerve%20damage (accessed November 29th, 2022)