Bệnh suy thận mạn – Dấu hiệu, chẩn đoán, và cách điều trị

Bệnh suy thận mạn – Dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị

Chức năng của thận

Con người có 2 quả thận. Thận có hình dạng như hạt đậu và kích thước cỡ bằng nắm tay. Chúng nằm ở hai bên cột sống, ở gần thắt lưng. Hầu hết mọi người đều cho rẳng thận chỉ có chức năng bài tiết nước tiểu, nhưng thật ra thì thận thực hiện nhiều chức năng hơn thế.

Một số chức năng quan trọng của thận:

  • Loại bỏ các chất cặn bã và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể (được loại bỏ qua nước tiểu).
  • Điều tiết sự cân bằng axit-bazơ để ngăn ngừa tình trạng dư axit trong máu.
  • Sản xuất các hormone giúp điều hòa huyết áp và hormone Erythropoietin đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hồng cầu. Người bệnh suy thận thường không thể tạo ra đủ hormone Erythropoietin, dẫn đến tình trạng thiếu hồng cầu – thiếu máu. Máu không đủ lên não và các cơ, do đó người bệnh có thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, khó tập trung, và hay quên.
  • Góp phần ảnh hưởng đến lượng canxi trong máu và quá trình sản xuất vitamin D. Đây là vitamin cần thiết trong quá trình khoáng hóa, giúp ổn định xương.
Bạn có biết?
  • Thận khỏe mạnh có thể lọc khoảng 1500 lít máu mỗi ngày.
  • Huyết áp cao có thể dẫn đến bệnh thận mạn, và bệnh thận mạn cũng có thể làm tăng huyết áp.
  • Nhóm nguy cơ mắc bệnh thận cao bao gồm người mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp và tiền sử gia đình bị bệnh thận.
  • Mức lọc cầu thận (GFR) là chỉ số ước tính tốt nhất cho chức năng thận.
  • Protein niệu (protein có trong nước tiểu) là dấu hiệu của bệnh thận mạn tính.
  • Bệnh lý tim mạch (bệnh lý mạch vành, phì đại thất trái, suy tim…) là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân suy thận.
hình dáng thận

Bệnh suy thận mạn

Bệnh thận mạn (Chronic kidney disease), hay còn gọi là bệnh suy thận mạn (Chronic kidney failure), là quá trình chức năng thận bị mất dần theo thời gian. Thận không thể lọc máu dẫn đến chất thải và dịch dư thừa tích tụ trong cơ thể. Một số biến chứng khác của bệnh thận mạn là cao huyết áp, thiếu máu, xương yếu, tổn thương thần kinh, suy dinh dưỡng, ứ dịch gây phù nề tay chân. Ngoài ra, bệnh thận còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và mạch máu. Những biến chứng này có thể diễn tiến chậm trong một khoảng thời gian dài.

Bệnh thận mạn có thể gây ảnh hưởng đến hầu hết mọi cơ quan của cơ thể bạn. Một số biến chứng tiềm ẩn của bệnh thận mạn bao gồm:

  • Giữ nước, dẫn đến phù ở tay, chân, huyết áp cao, tích tụ chất lỏng trong phổi của bệnh nhân (phù phổi).
  • Nồng độ kali trong máu tăng đột ngột, làm suy giảm chức năng tim và có thể đe dọa tính mạng.
  • Thiếu máu.
  • Bệnh tim.
  • Xương yếu và tăng nguy cơ gãy xương.
  • Giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương hoặc giảm khả năng sinh sản.
  • Tổn thương hệ thống thần kinh trung ương, có thể gây khó tập trung, thay đổi tính cách hoặc co giật.
  • Suy giảm miễn dịch, khiến bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng hơn.
  • Viêm màng ngoài tim.
  • Các biến chứng mang thai, gây rủi ro cho người mẹ và thai nhi đang phát triển.
  • Thiệt hại không thể phục hồi cho thận; khi suy thận mạn giai đoạn cuối, bệnh nhân phải lọc máu hoặc ghép thận.

Các giai đoạn suy thận mạn

Trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể không có dấu hiệu hay triệu chứng, không nhận ra rằng mình đang bị bệnh thận cho đến khi tình trạng bệnh đã tiến triển nặng.

Bệnh thận mạn được chia thành 5 giai đoạn. Bệnh có thể tiến triển trong nhiều năm từ chức năng thận dưới mức bình thường (giai đoạn 1) đến suy thận mạn giai đoạn cuối (giai đoạn 5). Điều trị bệnh thận mạn chủ yếu là làm chậm tiến triển các tổn thương của thận, giảm nhẹ biến chứng, kiểm soát các bệnh lý nền. Khi bệnh trở nên nặng hơn và dẫn đến suy thận, người bệnh phải điều trị bằng phương pháp lọc máu hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

Bệnh suy thận mạn – Dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị

Triệu chứng suy thận

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thận mạn phát triển theo sự tiến triển của tổn thương thận trong thời gian dài. Suy giảm chức năng thận gây ra sự tích tụ chất lỏng, chất thải trong cơ thể và gây ra các vấn đề về cân bằng điện giải. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương thận, dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

  • Hơi thở có mùi hôi như amoniac: do tổn thương thận dẫn đến tích tụ ure trong cơ thể.
  • Nôn mửa, buồn nôn.
  • Ăn không ngon miệng: tích tụ ure trong cơ thể gây ra những tác dụng phụ như mất vị giác, vị lạ trong miệng.
  • Mệt mỏi, suy nhược, khó ngủ: do chất độc và chất thải tích tụ trong máu, cũng có thể do thiếu hụt tế bào hồng cầu (RBC) mang oxy, dẫn đến thiếu máu.
  • Da khô, ngứa: do mất cân bằng chất khoáng trong cơ thể cùng với tích tụ chất độc.
  • Chuột rút: mất cân bằng dịch và điện giải dẫn đến chuột rút ở các chân.
  • Đi tiểu ít hơn hoặc đi tiểu nhiều hơn vào ban đêm.
  • Nước tiểu có màu nâu (có máu trong nước tiểu), nước tiểu có nhiều bọt do có quá nhiều protein rò rỉ vào nước tiểu.
  • Bị phù, sưng ở chân, mắt cá chân, hoặc quanh vùng mắt.
  • Huyết áp tăng cao, khó kiểm soát.
  • Khó thở nếu có chất lỏng tích tụ trong phổi.
  • Đau ngực nếu chất lỏng tích tụ xung quanh niêm mạc tim.
Hơi thở có mùi amoniac

Bệnh thận mạn là một trong những nguyên nhân khiến miệng của bệnh nhân có vị amoniac, đôi khi được gọi là “hơi thở có mùi amoniac”. Một số người mô tả hơi thở amoniac có vị như kim loại, một số người khác lại bảo rằng nó có mùi tương tự như nước tiểu. Hơi thở có mùi amoniac xuất hiện do sự tích tụ của urê vì thận của người bệnh không thể loại bỏ chất thải này ra khỏi cơ thể.

Ở người bình thường, urê thường thoát ra khỏi cơ thể qua nước tiểu sau khi được thận khỏe mạnh lọc ra. Tuy nhiên, nếu thận không thể loại bỏ urê, cơ thể sẽ tìm cách khác để loại bỏ nó. Một trong những cách đó là đẩy lượng urê dư thừa ra ngoài qua hơi thở. Khi lượng urê dư thừa này phản ứng với nước bọt, nó sẽ tạo thành amoniac – sau đó người bệnh thở ra qua hơi thở. Nếu bị suy thận mạn, đây là nguyên nhân khiến hơi thở của bệnh nhân có mùi amoniac.

Nguyên nhân 

Một số bệnh lý và tình trạng có thể gây ra bệnh thận mạn như: Bệnh đái tháo đường, Huyết áp cao, Viêm cầu thận, Viêm thận kẽ, Bệnh thận đa nang hoặc các bệnh thận di truyền khác, Tắc nghẽn đường tiết niệu trong thời gian dài, do phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận hoặc một số bệnh ung thư, Trào ngược bàng quang niệu quản, một tình trạng khiến nước tiểu trào ngược vào thận của bạn, Nhiễm trùng thận tái phát, còn được gọi là viêm bể thận.

Trong đó, 2 nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến suy thận là bệnh đái tháo đường và cao huyết áp.

Yếu tố nguy cơ
Bệnh suy thận mạn – Dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị

Chẩn đoán bệnh suy thận 

Bước đầu tiên để chẩn đoán bệnh thận, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử gia đình của bệnh nhân. Ngoài ra, bác sĩ có thể đặt thêm câu hỏi về việc liệu bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp hay đái tháo đường, có đang dùng thuốc nào có thể ảnh hưởng đến chức năng thận hay không, và có nhận thấy những thay đổi trong thói quen đi tiểu của mình.

Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe, kiểm tra các dấu hiệu có vấn đề với tim hoặc mạch máu. Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm và thủ tục nhất định để xác định mức độ (giai đoạn) bệnh thận:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm đánh giá chức năng thận để tìm mức độ của các chất thải, chẳng hạn như creatinine và urê trong máu.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Phân tích nước tiểu có thể cho thấy những bất thường chỉ ra suy thận và giúp xác định nguyên nhân của bệnh thận.
  • Siêu âm thận để đánh giá cấu trúc và kích thước thận.
  • Sinh thiết thận.

điều trị Bệnh suy thận mạn

Điều trị bệnh suy thận mạn tập trung vào việc làm chậm sự tiến triển của tổn thương thận, thường là bằng cách kiểm soát nguyên nhân gây ra bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Bệnh thận mạn tính nếu không được kiểm soát tốt có thể tiến triển thành suy thận giai đoạn cuối, gây tử vong nếu không lọc máu hoặc ghép thận.

Tìm hiểu thêm: Các phương pháp điều trị suy thận mạn

Chức năng thận khi đã suy yếu thì không thể hồi phục lại hoàn toàn, tuy nhiên, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị để giúp bệnh không trở nên tồi tệ hơn. Bằng cách tuân theo kế hoạch điều trị và thực hiện những thay đổi tích cực trong cuộc sống, bệnh nhân hoàn toàn có thể bảo tồn sức khỏe cho thận của mình.

Thực hiện các bước sau để làm chậm quá trình tổn thương thận: Dùng các loại thuốc điều trị do bác sĩ kê đơn, điều quan trọng là phải kiểm soát tốt huyết áp và bệnh đái tháo đường; Thường xuyên tái khám với bác sĩ Nội thận để kiểm tra chức năng thận bằng cách xét nghiệm máu, siêu âm, và khám tổng quát; Ăn uống lành mạnh, có lợi cho thận. Bác sĩ sẽ tư vấn những thực phẩm mà bệnh nhân nên và không nên dùng; Tập thể dục ít nhất 30 phút trong hầu hết các ngày trong tuần; Uống ít rượu, bia; Bỏ hút thuốc lá.

Khi nào cần đi khám bệnh suy thận?

Các dấu hiệu cảnh báo và triệu chứng của bệnh thận mạn thường không dễ nhận biết. Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường không biểu hiện triệu chứng gì cho đến khi bệnh suy thận đã tiến triển đến giai đoạn nặng hơn. Khi bệnh thận tiến triển nặng, bệnh nhân có thể nhận thấy một số dấu hiệu như như đi tiểu ít, bị phù, nước tiểu có nhiều bọt, nước tiểu màu nâu, hơi thở có mùi hôi…

Xét nghiệm là cách duy nhất để xác thực tình trạng bệnh. Vì vậy, cần đến khám với bác sĩ Nội Thận ngay khi phát hiện mình đang có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm và làm chậm tiến triển của bệnh. Đối với người đang khỏe mạnh, hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của thận và mỗi năm thực hiện tầm soát chức năng thận để kiểm tra.

Phòng khám Nội Thận

Bệnh viện Đức Khang nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát, và điều trị tất cả các bệnh lý về thận như suy thận cấp, suy thận mạn, chạy thận nhân tạolọc màng bụng cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, lupus ban đỏ, viêm cầu thận, hội chứng thận hư, nhiễm trùng thận, theo dõi sau ghép thận, tầm soát chức năng thận

Phòng khám Nội thận tại Bệnh viện Đức Khang tự hào là nơi quy tụ đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong ngành. Trong đó phải kể đến 3 bác sĩ Nội Thận dày dặn kinh nghiệm của Bệnh viện, đó là:

1. BS. CKII Phạm Thị Chải
Nguyên Trưởng khoa Nội thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy, BS Chải hiện đang là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nội Thận học TP. HCM, và là một trong những người đặt nền móng đầu tiên cho kỹ thuật lọc màng bụng tại Việt Nam. BS Chải thường xuyên tham gia các buổi sinh hoạt khoa học kỹ thuật chuyên đề về bệnh thận trên toàn quốc với vai trò là báo cáo viên. Ngoài ra, bác sĩ còn tích cực tham gia đào tạo các thế hệ sau về các phương pháp điều trị suy thận, đặc biệt là phương pháp lọc màng bụng. Với kinh nghiệm hơn 30 năm cống hiến cho ngành Thận học, BS Chải luôn nhận được sự tin tưởng và yêu mến của bệnh nhân bằng sự chuyên nghiệp, tận tâm, và chu đáo của mình.

2. BS. CKII Nguyễn Thị Thu Hà
BS Thu Hà là chuyên gia với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Thận học – Lọc máu – Ghép thận. BS đã có nhiều năm kinh nghiệm khám, điều trị các bệnh lý về thận tại các bệnh viện lớn trong nước như Bệnh viện Chợ Rẫy. BS Thu Hà luôn vận dụng những phương pháp, công nghệ chẩn đoán và chữa trị tiên tiến nhất, giúp tối ưu hoá hành trình điều trị của từng bệnh nhân. BS luôn nhận được sự tin tưởng từ bệnh nhân trong quá trình thăm khám, được rất nhiều khách hàng yêu quý vì sự nhiệt tình, tận tâm và trách nhiệm.

3. Thạc sĩ, BS Nguyễn Nữ Bảo Chiêu

BS Chiêu có nhiều năm kinh nghiệm điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy về các bệnh lý liên quan đến thận như suy thận mạn, viêm cầu thận, Lupus ban đỏ, nhiễm trùng thận, hội chứng thận hư… và thực hiện sinh thiết thận để chẩn đoán chính xác mức độ tổn thương của thận.

Bệnh suy thận mạn – Dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị

Đội ngũ bác sĩ

BS CKII Phạm Thị Chải

BS CKII Phạm Thị Chải

Bác Sĩ Nội Thận
Khoa Khám Bệnh, Phòng khám nội thận
BS CKII Nguyễn Thị Thu Hà

BS CKII Nguyễn Thị Thu Hà

Bác Sĩ Nội Thận
Khoa Khám Bệnh, Phòng khám nội thận
Ths BS Nguyễn Nữ Bảo Chiêu

Ths BS Nguyễn Nữ Bảo Chiêu

Bác Sĩ Nội Thận
Khoa Khám Bệnh, Phòng khám nội thận
BS CKII Nguyễn Thị Dững

BS CKII Nguyễn Thị Dững

Bác Sĩ Khoa Nội - Đơn Vị Lọc Máu
Khoa Nội, Đơn Vị Lọc Máu
BS Nguyễn Văn Nhựt

BS Nguyễn Văn Nhựt

Bác Sĩ Khoa Nội - Đơn Vị Lọc Máu
Khoa Nội, Đơn Vị Lọc Máu
BS Trần Âu Quế Nhung

BS Trần Âu Quế Nhung

Bác Sĩ Khoa Nội - Đơn Vị Lọc Máu
Khoa Nội, Đơn Vị Lọc Máu
chăm sóc bệnh nhân suy thận

Cảm nghĩ của bệnh nhân và người nhà

"Ba tôi 40 tuổi, sức khoẻ bình thường, thân thể tráng kiện. Dạo trước tôi thấy hơi thở Ba có mùi hôi khác thường nên muốn Ba đi kiểm tra. Sau khi thử máu, Ba và tôi bàng hoàng khi bác sỹ cho biết Ba đã bị suy thận. Đêm đó Ba và tôi mất ngủ, dường như tai ương đang ập đến gia đình nhỏ của chúng tôi, sáng ra nhìn Ba bệ rạc mà lòng tôi xót thương vô cùng. Tôi tìm trên mạng thấy Bệnh viện Đức Khang chuyên chẩn đoán và chữa trị bệnh thận, tôi đã đưa Ba đến Bệnh viện kiểm tra lại lần nữa. Sau khi siêu âm, kiểm tra máu và nước tiểu, bác sĩ nhìn Ba chăm chú và nói Ba bình tĩnh. Với vẻ bình thản, bác sĩ hỏi Ba đang tận hưởng cuộc sống thế nào? Nhìn Ba lúng túng, bác sĩ chậm rãi nói rằng chúng ta đang tận hưởng cuộc sống qua 5 giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, và cảm nhận những thứ thân yêu bằng xúc giác. Bác sĩ trân trọng báo cho Ba tôi biết rằng ông vẫn có thể tận hưởng cuộc sống bằng 5 giác quan như vậy, thế nên bệnh thận cho dù là giai đoạn cuối vẫn không ngăn ông tận hưởng cuộc sống, vậy tại sao phải sợ ? Việc bây giờ cần làm là điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, uống vài thứ thuốc. Ba tôi vẫn có thể tiếp tục công việc, cùng gia đình tận hưởng cuộc sống, vậy nên ĐỪNG SỢ! Cảm ơn bác sĩ của Bệnh viện Đức Khang đã giúp gia đình tôi KHÔNG SỢ BỆNH THẬN!"
Chị T.
"Chú chạy thận được 10 năm rồi. Chú là một trong những bệnh nhân đầu tiên chạy thân ở Bệnh viện Đức Khang từ hồi bệnh viện mới thành lập đó. Mắc cái bệnh này gắn với bệnh viện cả đời. Rồi chẳng biết ngày mai mình có gặp lại “đồng chí” mà mới hôm qua còn chạy thận cùng ca với mình không. Nên bệnh nhân với nhau, bác sĩ với bệnh nhân thân quen, quan tâm và thương nhau lắm. Bệnh viện giống như ngôi nhà thứ hai của chú vậy, đến đây gặp mấy bạn bè, “đồng chí” cùng chạy thận nè. Rồi bác sĩ, điều dưỡng cũng thân thiện, ân cần, tận tình nữa. Chú hay nói đùa với mấy ông bạn già hàng xóm là, tui có hai nhà. Một là gia đình. Hai là “nhà thương” Đức Khang".
Anh M.
"Em gái tôi 19 tuổi, sinh viên năm thứ nhất đại học Ngoại Thương, xinh xinh hiền lành mà không may sao lại mắc bệnh gì kỳ khôi, hai má đỏ ửng và người bị sưng lên, người sốt ngây ngấy, mệt mỏi,.. không thể học được. Mà buồn một nỗi đã đi vài bệnh viện đều nói tạm thời các thuốc và xét nghiệm hiện không có để xác định bệnh. May sao em ấy tìm trên mạng thấy Bệnh viện Đức Khang chuyên khám về bệnh thận và bệnh lupus,… May quá thời gì mà củi quý như quế, em tôi gặp được bệnh viện nhỏ nhỏ xinh xinh ở 129A Nguyễn Chí Thanh, quận 5, TP. HCM. Chỉ làm vài xét nghiệm, rồi uống đúng có 2 loại thuốc, sau 3 ngày thì em đã quay lại giảng đường học tiếp, và nay thì hiểu cơ bản bệnh LUPUS rồi nè. Đó là một bệnh erro hệ thống miễn dịch, bác sỹ cần làm xét nghiệm máu để chẩn đoán, rồi dùng thuốc kiểm soát bệnh, …em tôi chỉ cần đi thăm bác sỹ tháng 1 lần, nay thì đã khỏe mạnh bình thường, thật là mừng hết biết! Nay không còn khiếp sợ bệnh LUPUS nữa vì đã có Bệnh viện Đức Khang".
Chị L.

Đặt hẹn với Phòng khám Nội Thận

 Điền thông tin vào phiếu đặt hẹn TẠI ĐÂY

 Gọi vào Hotline Bệnh Viện 0903.056.132

 Trực tiếp đến khám tại Bệnh viện Đức Khang

500 Ngô Gia Tự, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 1)

129A Nguyễn Chí Thanh, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 2)

Nguồn tham khảo

  1. Kidney-friendly eating plan. American Kidney Fund website. Available at: https://www.kidneyfund.org/living-kidney-disease/healthy-eating-activity/kidney-friendly-eating-plan . Accessed April 26, 2022.
  2. How your kidneys work. National Kidney Foundation. Available at: https://www.kidney.org/kidneydisease/howkidneyswrk. Accessed April 26, 2022.
Quay lại
Chia sẻ:

Bài Viết Liên Quan