Mổ cầu tay chạy thận tại Bệnh viện Đức Khang

Mổ cầu tay chạy thận – Phẫu thuật AVF

Các lựa chọn đường vào mạch máu

Đối với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, trước khi tiến hành chạy thận nhân tạo thì bệnh nhân cần thực hiện phẫu thuật để tạo đường vào mạch máu. Đây là điều kiện tiên quyết để có thể bắt đầu chạy thận. Đường vào mạch máu được thực hiện tốt sẽ làm tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân chạy thận, giúp kéo dài thêm thời gian sống.

Các lựa chọn đường vào mạch máu:

– đường vào mạch máu tạm thời:
  • Đặt catheter tĩnh mạch hầm có Cuff, còn gọi là đặt catheter cổ hầm
  • Đặt catheter tĩnh mạch đùi
– Đường vào mạch máu vĩnh viễn:
  • Nối thông động – tĩnh mạch tự thân, còn gọi là phẫu thuật AVF (Arteriovenous Fistula) hoặc mổ cầu tay chạy thận
  • Nối thông động – tĩnh mạch nhân tạo (AV Graft)
dashed-line

Trong các phương pháp này, phẫu thuật nối thông động – tĩnh mạch tự thân (mổ cầu tay chạy thận/ phẫu thuật AVF) là lựa chọn đường vào mạch máu tối ưu nhất. Thứ tự lựa chọn vị trí phẫu thuật như sau:

  1. Cổ tay (tĩnh mạch đầu – động mạch quay)
  2. Khuỷu tay (tĩnh mạch đầu – động mạch cánh tay)
Mổ cầu tay chạy thận – Phẫu thuật AVF

Phẫu thuật nối thông động – tĩnh mạch tự thân (Phẫu thuật AVF)

Phẫu thuật AVF là gì?

Đây là phẫu thuật nối trực tiếp một động mạch (mạch máu đưa máu từ tim đi khắp cơ thể) và tĩnh mạch (mạch máu vận chuyển máu về tim) ở cánh tay của bệnh nhân, giúp hình thành một mạch máu với lưu lượng máu lớn hơn, cung cấp đường vào mạch máu cho chạy thận nhân tạo. Đường vào mạch máu động – tĩnh mạch này còn được gọi là cầu tay, hay cầu nối AVF. Vì vậy, phẫu thuật AVF còn được gọi là mổ cầu tay chạy thận. Phẫu thuật AVF rất quan trọng, vì đường vào mạch máu tốt và đủ lớn là điều kiện tiên quyết cho chạy thận nhân tạo.

Ưu điểm và nhược điểm

Cầu nối động tĩnh mạch tự thân được xem là đường tiếp cận mạch máu tối ưu nhất. Ưu điểm của phương pháp này là:

  • Có độ bền cao: Cầu nối AVF được tạo ra từ cơ thể của người bệnh, không có thành phần nhân tạo, nên có thể dùng được trong nhiều năm.
  • Ít gây nhiễm trùng
  • Ít gây đông máu, làm giảm nguy cơ bị hẹp và tắc
  • Cung cấp lưu lượng và tốc độ máu tốt cho quá trình chạy thận

Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là cầu tay AVF cần thời gian khá lâu để trưởng thành, trước khi có thể sử dụng được cho chạy thận.

Nếu mạch máu của người bệnh khoẻ mạnh, đủ lớn, và người bệnh chưa cần phải chạy thận ngay, thì phẫu thuật AVF là lựa chọn tốt nhất để tạo đường vào mạch máu. Lý do là vì cầu nối AVF thường bền hơn và ít có nguy cơ bị nhiễm trùng hơn so với các phương pháp khác. Ngay cả khi cần lọc máu sớm, bác sĩ vẫn có thể đề nghị người bệnh làm cầu nối AVF để có thể điều trị được lâu dài.

Thời gian trưởng thành của cầu tay AVF

Cầu tay AVF cần thời gian để phát triển đến kích thước cần thiết thì mới có thể bắt đầu sử dụng để tiêm chích và chạy thận được. Một cầu tay mới cần thời gian trưởng thành ít nhất 1 tháng, lý tưởng nhất là từ 3 đến 4 tháng. Nếu không đạt chuẩn về lưu lượng (> 250mL/phút) sau 4 tháng, cần xem xét tạo đường vào mạch máu mới.

Cách làm gia tăng trưởng thành của cầu tay là bóp trái banh bằng tay có cầu tay. Việc luyện tay này giúp gia tăng lưu lượng và tốc độ trưởng thành của cầu tay.

Mổ cầu tay chạy thận ở đâu?

Cầu nối AVF có ý nghĩa quyết định sống còn đối với bệnh nhân suy thận. Bệnh nhân cần được chuẩn bị để có một cầu nối thật tốt, lưu lượng vừa đủ, không quá mạnh, không quá yếu, tránh biến chứng về sau, và có thể dùng lâu dài để chạy thận.

Trong nhiều năm qua, đội ngũ bác sĩ phẫu thuật mạch máu giàu kinh nghiệm, tay nghề cao của Bệnh viện Đức Khang đã thực hiện thành công hàng nghìn ca mổ tạo cầu nối AVF ở mức độ từ thông thường đến khó, mang đến cho bệnh nhân một cầu tay bền vững, đáp ứng tốt cho quá trình chạy thận, và ít để lại biến chứng.

  • Liên hệ hotline Bệnh viện Đức khang để đặt hẹn mổ cầu tay AVF: 0903.056.132

Mặc dù hiện nay có nhiều đơn vị phòng khám nhỏ, phòng mạch thực hiện được phẫu thuật AVF, nhưng việc thực hiện phẫu thuật tại một bệnh viện có uy tín và năng lực vẫn có nhiều ưu điểm rõ rệt mà bệnh nhân nên cân nhắc, đặc biệt là những vấn đề về kiểm soát nhiễm khuẩn và an toàn phẫu thuật.

Vì sao nên phẫu thuật AVF tại bệnh viện đức khang?

Kinh nghiệm phẫu thuật AVF Dày Dặn

Đội ngũ BS phẫu thuật giàu kinh nghiệm đến từ các bệnh viện lớn tại TP.HCM, được đào tạo bài bản về phẫu mạch mạch máu, có khả năng xử lý các tình huống phức tạp, đảm bảo hiệu quả và an toàn tối đa cho bệnh nhân. Bệnh viện đã thực hiện thành công hàng nghìn ca phẫu thuật AVF cho các bệnh nhân đến từ nhiều tỉnh thành trên toàn quốc.

An toàn phẫu thuật

Phòng mổ tại Bệnh viện Đức Khang đạt chuẩn an toàn phẫu thuật theo tiêu chuẩn của BYT. Bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại, hỗ trợ quá trình phẫu thuật diễn ra an toàn, chính xác. Quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn luôn được tuân thủ nghiêm túc, làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ.

Đặt hẹn nhanh chóng, Chăm sóc tận tâm

Đặt hẹn khám dễ dàng, lên lịch phẫu thuật nhanh chóng, không phải chờ đợi lâu ngày. Sau khi phẫu thuật, nhân viên y tế tận tình chăm sóc và theo dõi sát bệnh nhân, làm giảm đau đớn, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh, được xuất viện sớm.

phẫu thuật aVF được thực hiện như thế nào?

Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân được làm xét nghiệm và siêu âm cánh tay để xác định vị trí đặt cầu tay tối ưu nhất. Thường thì BS sẽ chọn mổ ở tay không thuận.

Trong phòng mổ, bệnh nhân được gây tê tại chỗ. Sau đó, BS tạo một đường mổ nhỏ, nối tĩnh mạch vào mặt bên của động mạch tạo thành một cầu nối. Thời gian phẫu thuật ngắn, thường trong khoảng 30 – 60 phút. Sau khi mổ, đa số bệnh nhân có thể xuất viện trong ngày.

Một số biến chứng có thể xảy ra::

  • Cầu nối không trưởng thành: Trường hợp này cầu nối không thể dùng để lọc máu, vì vậy cần thực hiện phẫu thuật lại
  • Hẹp tĩnh mạch hiệu dụng
  • Hẹp tĩnh mạch trung tâm
  • Xuất hiện huyết khối
  • Phình, giả phình mạch
  • Hội chứng trộm máu
  • Nhiễm trùng cầu nối

Sau phẫu thuật AVF tạo cầu tay, bệnh nhân cần được theo dõi dấu hiệu thiếu máu cánh tay vùng cầu tay. Những dấu hiệu bao gồm: lạnh, tê, nắm không chặt và cử động yếu (không phải gây ra do việc mổ cầu tay) và được đánh giá khách quan về nhiệt độ của da, cảm giác toàn bộ, sự cử động, và độ nảy của động mạch so với tay đối bên.

Khi nào cần tạo đường vào mạch máu?

Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối cần chuẩn bị tạo đường vào mạch máu vĩnh viễn khi có:

  • Độ thanh thải creatinin < 25 mL/phút
  • Nồng độ creatinin máu > 350 mL/phút
  • Dự đoán trong vòng 1 năm bệnh nhân cần chạy thận

chuẩn bị phẫu thuật

Bệnh nhân cần được thăm khám bởi BS chuyên khoa Nội thận để được tư vấn phương pháp thay thế thận và lựa chọn đường vào mạch máu phù hợp. Tại Bệnh viện Đức Khang, các BS chuyên khoa Nội thận sẽ thăm khám và hỏi kỹ bệnh sử của từng bệnh nhân.

1. Hỏi bệnh sử
  • Ghi nhận bất kỳ trường hợp nào đã được đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, vì sẽ liên quan đến hẹp tĩnh mạch trung tâm.
  • Thuận tay nào, thường sẽ chọn tay không thuận để mổ.
  • Bệnh nhân có đái tháo đường không, có suy tim nặng không, có phẫu thuật hay chấn thương ở tay trước đây không.
  • Bệnh nhân có dự định ghép thận không (nếu có thì tạo đường vào mạch máu tạm thời sẽ được lựa chọn).
2. Thăm khám bệnh nhân

Khám hệ tĩnh mạch, hệ động mạch, và hệ tim phổi của bệnh nhân. Đặc biệt lưu ý đến: kích cỡ và độ sâu của tĩnh mạch, đo huyết áp ở khuỷu giúp xác định mạch máu phù hợp, dấu hiệu của suy tim…

Câu hỏi thường gặp

curved-line

Cổ tay hoặc khuỷu tay của người bệnh, thường là ở tay không thuận.

Bác sĩ sẽ nối 2 mạch máu (động mạch – tĩnh mạch) lại với nhau. Hiểu một cách đơn giản là giống như nối 2 đầu ống nước. Phẫu thuật AVF được xem là tiểu phẫu, thường kéo dài khoảng một tiếng. Bệnh nhân không cần phải nằm viện lâu sau khi phẫu thuật.

  • Nên chọn bệnh viện mà người bệnh và người nhà được tư vấn cẩn thận và bài bản, bác sĩ đưa ra chiến lược điều trị tổng thể cho người bệnh trước khi phẫu thuật tạo cầu nối AVF.
  • Năng lực kinh nghiệm chuyên môn sâu, sự nhiệt tình, tâm huyết của bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ Nội Thận để người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm tin tưởng.
  • Giá thành hợp lý.

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ mổ, người bệnh sẽ không thấy đau. Sau khi mổ xong, người bệnh có thể cảm thấy hơi đau và sưng ở nơi vừa được mổ. Điều này là hoàn toàn bình thường. Các triệu chứng sẽ giảm đi khi vết mổ bắt đầu lành. Bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau cho người bệnh nếu cần. Người bệnh cũng sẽ cảm nhận một sự rung nhẹ ở cầu tay AVF, nơi vừa được tạo đường vào mạch máu.

Trước khi bắt đầu chạy thận từ 2 đến 4 tháng.

Người bệnh cần kiểm tra và chăm sóc cầu tay của mình hằng ngày: làm sạch cầu tay hằng ngày bằng xà phòng và nước để chống nhiễm khuẩn, không đè lên cầu tay khi ngủ, không xách đồ nặng, không đo huyết áp ở cánh tay có cầu nối. Người bệnh cần cẩn thận kiểm tra thường xuyên để đảm bảo rằng cầu tay vẫn đang hoạt động bình thường.

Đội ngũ bác sĩ

ThS Nguyễn Văn Quảng

ThS Nguyễn Văn Quảng

Bác sĩ Ngoại Khoa
Khoa Ngoại, Ngoại Tổng Hợp
BS Nguyễn Thành Minh

BS Nguyễn Thành Minh

Bác sĩ Ngoại Khoa
Khoa Ngoại, Ngoại Tổng Hợp
BS CKII Phạm Thị Chải

BS CKII Phạm Thị Chải

Bác Sĩ Nội Thận
Khoa Khám Bệnh, Phòng khám nội thận

Trang thiết bị

Đặt hẹn mổ cầu tay Chạy thận

 Điền thông tin vào phiếu đặt hẹn

 Gọi vào Hotline Bệnh Viện 0903.056.132

 Trực tiếp đến đăng ký tại Bệnh viện Đức Khang

500 Ngô Gia Tự, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 1)

129A Nguyễn Chí Thanh, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 2)

Mổ cầu tay chạy thận – Phẫu thuật AVF

Đặt lịch khám

DD slash MM slash YYYY
Giờ hẹn
:

*Quý khách cũng có thể yêu cầu tư vấn qua số hotline: 0903.056.132

Các dịch vụ Khác của chúng tôi