Chế độ ăn cho người chạy thận
Chế độ dinh dưỡng cho người chạy thận cần tuân theo một số nguyên tắc như sau :
- Cung cấp đủ năng lượng để bảo vệ khối nạc, phòng ngừa suy dinh dưỡng, và có đủ sức khoẻ để lọc máu
- Cung cấp đủ đạm qua thức phẩm, sữa, và dung dịch đạm
- Hạn chế Na, Kali, và Phospho
- Bổ sung đủ Canxi, vitamin và khoáng chất
- Kiểm soát lượng dịch vào cơ thể
Nhu cầu năng lượng
Trong chế độ ăn cho người chạy thận, tổng nhu cầu năng lượng cần thiết hằng ngày là từ 30 – 35 Kcal/kg cân nặng/ngày.
Lưu ý: Phải sử dụng cân nặng khô của bệnh nhân (cân nặng không phù) để tính nhu cầu năng lượng.
Ví dụ: Bệnh nhân cân nặng khô là 50kg thì tổng nhu cầu năng lượng hằng ngày là:
50 kg x 35 Kcal = 1,750 Kcal/ngày
Nhu cầu Protein (đạm)
Đối với người bệnh suy thận giai đoạn cuối, khi đã bắt đầu chạy thận rồi thì nhu cầu protein (đạm) là như người bình thường.
Lượng protein cần mỗi ngày là: 1 -1,2g/kg cân nặng/ngày
Lưu ý: Bệnh nhân suy thận từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 4 đều phải ăn giảm đạm, tuỳ theo giai đoạn bệnh. Nhưng khi đã sang giai đoạn 5 và đã chạy thận rồi thì bệnh nhân ăn đạm như người bình thường (1 – 1,2g/kg cân nặng/ngày). Đây là điểm khác biệt quan trọng phải ghi nhớ trong chế độ dinh dưỡng cho người chạy thận.
Thực phẩm giàu protein
Thực phẩm giàu protein: thịt, cá, hải sản, trứng, các loại đậu/hạt, nấm…
Tham khảo lượng protein trong một số thực phẩm:

Nhu cầu Lipid (chất béo)
Lượng chất béo nên chiếm khoảng 20 – 30% nhu cầu năng lượng hằng ngày.
Thực phẩm giàu chất béo: mỡ động vật, dầu ăn, các loại hạt có dầu, bơ…
Nhu cầu Carbohydrate (bột đường)
Lượng bột đường nên chiếm khoảng 50 – 60% nhu cầu năng lượng hằng ngày.
Nếu bệnh nhân suy thận mạn có kèm đái tháo đường thì cần kiểm soát lượng đường tiêu thụ. Nên dùng đường phức, giàu xơ, thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
Nhu cầu vitamin, chất khoáng
Đối với tất cả các giai đoạn của bệnh suy thận mạn, bệnh nhân đều cần hạn chế Natri, Kali, và Phospho:
- Natri: < 2000mg/ngày
- Kali: 2000 – 3000mg/ngày. Hạn chế dưới 1000mg/ngày nếu có tăng kali máu, phù, và tiểu ít
Bổ sung đủ Canxi và Sắt. Nếu bác sĩ có chỉ định cho bệnh nhân uống thuốc sắt và canxi thì nên:
- Uống sắt trước khi ăn (để tăng hấp thu sắt). Vitamin C cũng giúp tăng hấp thu sắt
- Uống canxi sau khi ăn (để tăng hấp thu canxi)
Bổ sung đủ các loại vitamin
Hạn chế thực phẩm giàu Natri (muối)
Bệnh nhân chạy thận nên ăn giảm mặn, bớt muối. Cần hạn chế các thực phẩm sau:
- Gia vị: muối ăn, bột canh, hạt nêm, bột ngọt, nước mắm, nước tương, các loại sốt gia vị…
- Thực phẩm chế biến sẵn: đồ hộp, lạp xưởng, xúc xích, mì ăn liền…
- Thực phẩm khô: cá khô, tôm khô, khô bò, khô mực…
- Thực phẩm muối: dưa cà, mắm tôm, kimchi…
Hạn chế thực phẩm giàu Kali:

Hạn chế thực phẩm giàu Phospho:

Nhu cầu nước
Thể tích nước = Thể tích nước tiểu 24 giờ + Thể tích mất bất thường (sốt, nôn, tiêu chảy…) + 300-500mL (tuỳ theo mùa).
Phương pháp làm giảm lượng Natri, Kali, và Phospho
Một số phương pháp giúp làm giảm bớt lượng Natri, Kali, và Phospho trong thực phẩm:
- Cắt nhỏ, ngâm nước
- Rửa rau dưới vòi nước 2 – 3 lần
- Luộc rau với nhiều nước
- Sau khi luộc rau thì bỏ nước luộc đi, dùng nước mới để tiếp tục chế biến (vd như nấu canh, xào từ rau đã luộc)
- Thời gian nấu thức ăn nên để lâu hơn, hoặc hầm mềm

Bảng dưới đây cho thấy tỉ lệ % còn lại của Natri, Kali, và Phospho sau khi áp dụng các phương pháp trên:

Người chạy thận nên ăn gì?
Hầu hết bệnh nhân chạy thận đều ăn uống rất kém và thiếu đạm. Nếu khẩu phần ăn quá ít chất đạm hoặc bệnh nhân không dung nạp đủ chất đạm thì có thể áp dụng một số phương pháp giúp bổ sung thêm đạm:
- Truyền dung dịch đạm trong quá trình chạy thận (vd: Kidmin) theo chỉ định của bác sĩ.
- Uống sữa dành cho người đang chạy thận. Tiêu chí chọn sữa là: thể tích thấp, năng lượng cao, giảm Na, Kali, Phospho.
- Phương pháp chế biến làm tăng đậm độ năng lượng: Dùng dầu ăn thực vật, bột năng, bột sắn dây, miến… để chế biến thức ăn cho thêm phần ngon miệng và bồ sung thêm năng lượng.
Thực đơn cho người chạy thận
Nếu vẫn còn thắc mắc người chạy thận nên ăn gì, dưới đây là 1 thực đơn mẫu cho người chạy thận nhân tạo và lượng dinh dưỡng có trong từng món ăn:

Nguồn tham khảo
- Giáo trình lớp dinh dưỡng lâm sàng 2025 – Viện khoa học quản lý y tế
- Viện dinh dưỡng 2019. Dinh dưỡng lâm sàng. NXB Y Học
- Bộ Y tế. Hướng dẫn điều trị dinh dưỡng lâm sàng