Bệnh viêm cầu thận
Cầu thận là một mạng lưới mạch máu rất nhỏ, là bộ lọc của thận vì chúng có chức năng loại bỏ chất thải và chất lỏng thừa ra khỏi máu. Bệnh cầu thận xảy ra khi cầu thận bị hư hỏng và không thể hoạt động bình thường. Có 2 tình trạng phổ biến của bệnh cầu thận, đó là:
- Viêm cầu thận (Glomerulonephritis) – cầu thận vị viêm, sưng
- Xơ cứng cầu thận (Glomerulosclerosis) – sẹo, xơ cứng trong cầu thận
Viêm cầu thận có thể xảy ra đột ngột (viêm cầu thận cấp tính) hoặc dần dần (viêm cầu thận mạn tính). Những tổn thương do viêm cầu thận gây ra làm giảm khả năng lọc máu của thận, dẫn đến chất thải bị ứ lại trong máu. Tình trạng viêm nặng hoặc kéo dài có thể gây suy thận. Việc điều trị tùy thuộc vào triệu chứng và loại viêm cầu thận mà người bệnh mắc phải.
Triệu chứng viêm cầu thận
Có 2 loại viêm cầu thận – cấp tính và mạn tính. Dạng cấp tính phát triển đột ngột, có thể xuất hiện sau khi bị nhiễm trùng ở cổ họng hoặc trên da. Đôi khi bệnh có thể tự khỏi, nhưng cũng có thể làm thận của bệnh nhân bị suy yếu dần, trừ khi được nhanh chóng điều trị. Các triệu chứng ban đầu của viêm cầu thận cấp tính là:
- Bị phù mặt vào buổi sáng
- Có máu trong nước tiểu, hoặc nước tiểu màu nâu
- Đi tiểu ít hơn bình thường
Bệnh nhân cũng có thể thấy khó thở và ho, do có chất lỏng dư thừa tích tụ trong phổi. Huyết áp cũng có thể tăng cao. Nếu có một trong các triệu chứng này, hãy chắc chắn đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Dạng mạn tính có thể phát triển âm thầm (không có triệu chứng) trong vài năm và thường dẫn đến suy thận hoàn toàn. Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của viêm cầu thận mạn tính là:
- Có máu hoặc protein trong nước tiểu (tiểu máu, protein niệu)
- Huyết áp cao
- Sưng mắt cá chân hoặc mặt bị phù nề
- Thường xuyên đi tiểu đêm
- Nước tiểu có bọt
Nguyên nhân viêm cầu thận
1. Nhiễm khuẩn
Một số bệnh nhiễm khuẩn có thể trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến viêm cầu thận. Những bệnh nhiễm trùng này bao gồm:
- Viêm cầu thận hậu nhiễm liên cầu: Viêm cầu thận có thể xuất hiện từ 1 đến 2 tuần sau khi khỏi bệnh viêm họng hoặc viêm da do liên cầu khuẩn (streptococcal bacteria) gây ra. Tình trạng viêm xảy ra khi các kháng thể chống lại vi khuẩn bị tích tụ trong các cầu thận. Trẻ em có nhiều khả năng phát triển bệnh viêm cầu thận hậu liên cầu khuẩn (post – streptococcal glomerulonephritis) cao hơn so với người lớn, nhưng trẻ lại có nhiều khả năng hồi phục nhanh hơn.
- Bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Tình trạng nhiễm trùng lớp niêm mạc bên trong của buồng tim và van tim. Vẫn chưa rõ tình trạng viêm ở thận là kết quả của hệ miễn được kích thích hay còn do các nguyên tố khác.
- Nhiễm khuẩn thận do virus: Nhiễm virus ở thận, chẳng hạn như viêm gan B và viêm gan C, có thể gây viêm ở thận.
- Nhiễm HIV.
2. Bệnh tự miễn
Bệnh tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức và tấn công các mô khỏe mạnh trong cơ thể. Những bệnh tự miễn có thể gây ra viêm cầu thận bao gồm:
- Bệnh Lupus: Lupus ban đỏ là một bệnh viêm mãn tính gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể bao gồm da, khớp, thận, tế bào máu, tim và phổi.
- Hội chứng Goodpasture: Đây là một rối loạn hiếm gặp, còn được gọi là bệnh chống GBM (anti-GBM), hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể cho các mô trong phổi và thận. Bệnh có thể gây tổn thương thận tiến triển và vĩnh viễn.
- Bệnh thận IgA: Immunoglobulin A (IgA) là một kháng thể thuộc tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại vi khuẩn. Bệnh thận IgA xảy ra khi các chất lắng đọng của kháng thể bị tích tụ trong các cầu thận. Tình trạng viêm và tổn thương sau đó có thể không được phát hiện trong một thời gian dài. Triệu chứng phổ biến nhất là tiểu ra máu.
3. Viêm mạch máu
- Viêm đa mạch: Dạng viêm mạch này ảnh hưởng đến các mạch máu vừa và nhỏ ở nhiều bộ phận của cơ thể, bao gồm thận, da, cơ, khớp và đường tiêu hóa.
- Bệnh u hạt kèm theo viêm nhiều mạch: Dạng viêm mạch này ảnh hưởng đến các mạch máu vừa và nhỏ trong phổi, đường hô hấp trên và thận của bệnh nhân.
4. Tình trạng xơ cứng
Một số bệnh lý gây sẹo ở cầu thận dẫn đến chức năng thận kém và suy giảm. Các bệnh lý này bao gồm:
- Huyết áp cao
- Bệnh thận do đái tháo đường: Lượng đường trong máu cao tạo ra sẹo ở các cầu thận và làm tăng tốc độ máu chảy qua các nephron (đơn vị chức năng của thận).
- Xơ vữa cầu thận đoạn khu trú: Trong tình trạng này, sẹo nằm rải rác ở một số cầu thận. Đây có thể là hậu quả của một bệnh khác, hoặc nó có thể xảy ra mà không rõ lý do.
5. Bệnh ung thư
Viêm cầu thận có liên quan đến một số bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư dạ dày, ung thư phổi và bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính.
Biến chứng
Viêm cầu thận ảnh hưởng đến khả năng lọc máu hiệu quả của thận, dẫn đến: tích tụ chất thải hoặc chất độc trong máu, rối loạn khoáng chất và chất dinh dưỡng thiết yếu, mất hồng cầu, và mất protein máu.
Biến chứng từ viêm cầu thận có thể bao gồm:
- Suy thận cấp
- Suy thận mạn
- Hội chứng thận hư
- Tăng huyết áp
Chẩn đoán bệnh
Các xét nghiệm để đánh giá chức năng thận và chẩn đoán bệnh bao gồm:
- Xét nghiệm nước tiểu: Phân tích nước tiểu cho thấy dấu hiệu của chức năng thận bị suy yếu, chẳng hạn như các tế bào hồng cầu và protein đáng lẽ không nên có trong nước tiểu, hoặc tế bào bạch cầu tăng cao chứng tỏ dấu hiệu của tình trạng viêm.
- Xét nghiệm máu: Tổng phân tích máu cho thấy lượng chất thải trong máu cao bất thường, sự hiện diện của kháng thể ám chỉ tình trạng rối loạn tự miễn dịch, nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, hoặc lượng đường trong máu cao do đái tháo đường.
Nếu phát hiện bất thường trong kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân thực hiện thêm chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, siêu âm thận, hoặc chụp CT.
điều trị viêm cầu thận
Phương pháp điều trị bệnh phụ thuộc vào:
- Bệnh viêm cầu thận cấp tính hay mạn tính
- Nguyên nhân gây ra bệnh
- Mức độ nghiêm trọng của dấu hiệu và triệu chứng
Trường hợp viêm cầu thận cấp, đặc biệt là những trường hợp hậu nhiễm vi khuẩn liên cầu, bệnh có thể tự cải thiện và không cần điều trị.
Nếu có nguyên nhân cơ bản – chẳng hạn như huyết áp cao, nhiễm trùng hoặc bệnh tự miễn – thì việc điều trị sẽ hướng đến nguyên nhân cơ bản. Nói chung, mục tiêu của việc điều trị là bảo vệ thận khỏi bị tổn thương nặng thêm và bảo tồn chức năng thận cho người bệnh.
Câu hỏi thường gặp
Bệnh viêm cầu thận cấp hay mạn tính đều nguy hiểm, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người bệnh, đặc biệt làm tăng nguy cơ suy thận nếu không được sớm phát hiện và điều trị. Vì vậy, khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng của bệnh viêm cầu thận, bệnh nhân cần đến ngay bệnh viện và khám chuyên khoa Nội thận để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
Điều trị tùy thuộc vào tình trạng bệnh là cấp hay mạn, nguyên nhân đằng sau của tình trạng viêm cầu thận, và độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Viêm cầu thận hậu nhiễm liên cầu khuẩn thường tự khỏi mà không cần can thiệp điều trị, nhưng bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Mục tiêu của việc điều trị là bảo vệ thận không bị tổn thương nặng thêm và bảo tồn chức năng thận, tránh bị suy thận.
Phòng khám Nội Thận
Bệnh viện Đức Khang nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát, và điều trị tất cả các bệnh lý về thận như suy thận cấp, suy thận mạn, chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, bệnh lupus, viêm cầu thận, hội chứng thận hư, nhiễm trùng thận, theo dõi sau ghép thận, tầm soát chức năng thận.
Phòng khám Nội thận tại Bệnh viện Đức Khang quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên gia đầu ngành về, Nội tổng quát và Nội thận. Các bác sĩ không chỉ giỏi chuyên môn mà còn tận tâm với người bệnh, dành nhiều thời gian tư vấn, giải thích rõ ràng về bệnh tình cho người bệnh hiểu.BS CKII Phạm Thị Chải là cây đại thụ trong chuyên khoa Nội thận tại TP. HCM, cùng với BS CKII Nguyễn Thị Thu Hà, các bác sĩ đều đã từng có nhiều năm kinh nghiệm khám và điều trị tất cả các bệnh lý về thận tại bệnh viện Chợ Rẫy.
1. BS. CKII Phạm Thị Chải
Nguyên Trưởng khoa Nội thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy, BS Chải hiện đang là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nội Thận học TP. HCM, và là một trong những người đặt nền móng đầu tiên cho kỹ thuật lọc màng bụng tại Việt Nam. BS Chải thường xuyên tham gia các buổi sinh hoạt khoa học kỹ thuật chuyên đề về bệnh thận trên toàn quốc với vai trò là báo cáo viên. Ngoài ra, bác sĩ còn tích cực tham gia đào tạo các thế hệ sau về các phương pháp điều trị suy thận, đặc biệt là phương pháp lọc màng bụng.
Với kinh nghiệm hơn 30 năm cống hiến cho ngành Thận học, BS Chải luôn nhận được sự tin tưởng và yêu mến của bệnh nhân bằng sự chuyên nghiệp, tận tâm, và chu đáo của mình.
2. BS. CKII Nguyễn Thị Thu Hà
BS Thu Hà là chuyên gia với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Thận học – Lọc máu – Ghép thận. BS có nhiều năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý về thận tại các bệnh viện lớn trong nước như Bệnh viện Chợ Rẫy. BS luôn vận dụng những phương pháp, công nghệ chẩn đoán và chữa trị tiên tiến nhất, giúp tối ưu hoá hành trình điều trị của từng bệnh nhân.
BS Thu Hà luôn nhận được sự tin tưởng từ bệnh nhân trong quá trình thăm khám, được rất nhiều khách hàng yêu quý vì sự nhiệt tình, tận tâm và trách nhiệm.
Đội ngũ bác sĩ
BS CKII Phạm Thị Chải
BS CKII Nguyễn Thị Thu Hà
Ths BS Nguyễn Nữ Bảo Chiêu
BS CKII Nguyễn Thị Dững
BS Nguyễn Văn Nhựt
BS Trần Âu Quế Nhung
Đặt hẹn với Phòng khám Nội Thận
Điền thông tin vào phiếu đặt hẹn TẠI ĐÂY
Gọi vào Hotline Bệnh Viện 0903.056.132
Trực tiếp đến khám tại Bệnh viện Đức Khang
500 Ngô Gia Tự, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 1)
129A Nguyễn Chí Thanh, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 2)
Nguồn tham khảo
- Glomerulonephritis. Mayo Clinic. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/glomerulonephritis/symptoms-causes/syc-20355705
- Glomerulonephritis. National Kidney Foundation. https://www.kidney.org/atoz/content/glomerul