Góc tri ân - Bệnh viện Đức Khang

Góc Tri Ân

THỜI BUỔI CỦI QUẾ GẠO CHÂU, THUỐC Ở ĐÂU KHÔNG RÕ???

“Em gái tôi 19 tuổi, sinh viên năm thứ nhất đại học Ngoại Thương, xinh xinh hiền lành mà không may sao lại mắc bệnh gì kỳ khôi, hai má đỏ ửng và người bị sưng lên, người sốt ngây ngấy, mệt mỏi,.. không thể học được. Mà buồn một nỗi đã đi vài bệnh viện đều nói tạm thời các thuốc và xét nghiệm hiện không có để xác định bệnh. May sao em ấy tìm trên mạng thấy Bệnh viện Đức Khang chuyên khám về bệnh thận và bệnh lupus,… May quá thời gì mà củi quý như quế, em tôi gặp được bệnh viện nhỏ nhỏ xinh xinh ở 129A Nguyễn Chí Thanh, quận 5, TP. HCM. Chỉ làm vài xét nghiệm, rồi uống đúng có 2 loại thuốc, sau 3 ngày thì em đã quay lại giảng đường học tiếp, và nay thì hiểu cơ bản bệnh LUPUS rồi nè. Đó là một bệnh erro hệ thống miễn dịch, bác sỹ cần làm xét nghiệm máu để chẩn đoán, rồi dùng thuốc kiểm soát bệnh, …em tôi chỉ cần đi thăm bác sỹ tháng 1 lần, nay thì đã khỏe mạnh bình thường, thật là mừng hết biết! Nay không còn khiếp sợ bệnh LUPUS nữa vì đã có Bệnh viện Đức Khang”.

Chị L.

Đừng Sợ!

“Ba tôi 40 tuổi, sức khoẻ bình thường, thân thể tráng kiện. Dạo trước tôi thấy hơi thở Ba có mùi hôi khác thường nên muốn Ba đi kiểm tra. Sau khi thử máu, Ba và tôi bàng hoàng khi bác sỹ cho biết Ba đã bị suy thận. Đêm đó Ba và tôi mất ngủ, dường như tai ương đang ập đến gia đình nhỏ của chúng tôi, sáng ra nhìn Ba bệ rạc mà lòng tôi xót thương vô cùng.

Tôi tìm trên mạng thấy Bệnh viện Đức Khang chuyên chẩn đoán và chữa trị bệnh thận, tôi đã đưa Ba đến Bệnh viện kiểm tra lại lần nữa. Sau khi siêu âm, kiểm tra máu và nước tiểu, bác sĩ nhìn Ba chăm chú và nói Ba bình tĩnh. Với vẻ bình thản, bác sĩ hỏi Ba đang tận hưởng cuộc sống thế nào? Nhìn Ba lúng túng, bác sĩ chậm rãi nói rằng chúng ta đang tận hưởng cuộc sống qua 5 giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, và cảm nhận những thứ thân yêu bằng xúc giác. Bác sĩ trân trọng báo cho Ba tôi biết rằng ông vẫn có thể tận hưởng cuộc sống bằng 5 giác quan như vậy, thế nên bệnh thận cho dù là giai đoạn cuối vẫn không ngăn ông tận hưởng cuộc sống, vậy tại sao phải sợ ? Việc bây giờ cần làm là điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, uống vài thứ thuốc. Ba tôi vẫn có thể tiếp tục công việc, cùng gia đình tận hưởng cuộc sống, vậy nên ĐỪNG SỢ!

Cảm ơn bác sĩ của Bệnh viện Đức Khang đã giúp gia đình tôi KHÔNG SỢ BỆNH THẬN!”

Chị T.

Nhà Thương "Đức Khang"

“Chú chạy thận được 10 năm rồi. Chú là một trong những bệnh nhân đầu tiên chạy thân ở Bệnh viện Đức Khang từ hồi bệnh viện mới thành lập đó. Bệnh nhân “ruột” đó nghen. Chú về hưu rồi, cũng chỉ quanh quẩn ở nhà rồi tới bữa chạy thận thì lên bệnh viện thôi. Con cái thương chú lắm, nhưng mà tụi nó cũng có công ăn việc làm, gia đình nhỏ, cuộc sống riêng của tụi nó nên cũng không có dành nhiều thời gian cho mình được. May là còn có “nhà thương”. Mắc cái bệnh này gắn với bệnh viện cả đời. Rồi chẳng biết ngày mai mình có gặp lại “đồng chí” mà mới hôm qua còn chạy thận cùng ca với mình không. Nên bệnh nhân với nhau, bác sĩ với bệnh nhân thân quen, quan tâm và thương nhau lắm. Bệnh viện giống như ngôi nhà thứ hai của chú vậy, đến đây gặp mấy bạn bè, “đồng chí” cùng chạy thận nè. Rồi bác sĩ, điều dưỡng cũng thân thiện, ân cần, tận tình nữa. Chú hay nói đùa với mấy ông bạn già hàng xóm là, tui có hai nhà. Một là gia đình. Hai là “nhà thương” Đức Khang”.

Anh M.

Nhịp Sống Vẫn Tiếp Diễn

“Lúc đó mình đang là sinh viên năm một. Khi nhận được kết quả suy thận, thật sự mình cảm thấy tuyệt vọng lắm. Rồi mình vừa mới vào đại học, còn bao nhiêu là dự định, ước mơ muốn thực hiện. Rồi mình là tuýp người năng động nữa. Nên mình cứ không ngừng tự hỏi “tại sao lại là suy thận mạn?”, “tại sao lại là mình?”. Nhưng vì sống là động mà. Mình không muốn sống mòn, không thể đầu hàng. Mình không cho phép căn bệnh khiến đời mình đứng lại, cuộc sống chững lại. Mình chạy thận ca tối ở Bệnh viện Đức Khang để không ảnh hưởng đến việc học. Rồi cứ thế ra trường, đi làm… Mình tuân thủ các nguyên tắc điều trị, nghe theo tư vấn của bác sĩ, cố gắng vượt lên chính mình. Mình vẫn học tập, làm việc, làm những việc mình yêu thích, chơi thể thao”.

Anh H.

"Gánh Nặng" Yêu Thương

“Chị sợ lắm, lo lắm. Sợ lỡ may có biến chứng… thì các con bơ vơ, thiếu mẹ. Sợ bản chất của căn bệnh đái tháo đường và việc điều trị khiến chị không thể chăm lo cho tụi nhỏ được nữa. Sợ bản thân trở thành gánh nặng cho chồng, cho gia đình. Sợ đủ thứ cả… Tối hôm đó, lúc ăn cơm, nhìn ông xã và tụi nhỏ ngồi ăn ngon lành, chị cố nén nước mắt, chị nghĩ là có thể sắp tới mình sẽ đau yếu, “vô dụng” đến mức chẳng thể nấu được bữa ăn cho gia đình.

Nhưng chợt lúc đó nhóc con chị nói là, mẹ ơi, mai mẹ làm món gà chiên cho con nha, tự nhiên con thèm quá. Chị bỗng “tỉnh lại”. Thấy chưa gì mà mình đã ngã quỵ. Rồi hôm sau, khi được các bác sĩ giảng giải về căn bệnh và tư vấn để lựa chọn giải pháp điều trị tối ưu, phù hợp với tâm tư, hoàn cảnh, chị “tỉnh” hẳn luôn. Và chị cũng nhận ra rằng con đường, hi vọng vẫn luôn tồn tại đó thôi. Chỉ là do thái độ, do sự chọn lựa của mình. Thay vì chọn bị động, trở thành gánh nặng cho gia đình thì chị chọn tiếp tục mang vác “gánh nặng” yêu thương”.

Chị P.