Hội chứng thận hư - Chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Đức Khang

Hội chứng thận hư – Chẩn đoán và điều trị

Hội chứng thận hư là gì?

Hội chứng thận hư là một rối loạn ở thận, trong đó cơ thể bệnh nhân thải ra quá nhiều protein qua nước tiểu ( > 3.5g/ngày), giảm nồng độ protein máu, tăng nồng độ cholesterol và bị phù.

Thận được tạo thành từ khoảng một triệu đơn vị lọc được gọi là nephron. Mỗi nephron bao gồm một bộ lọc, được gọi là cầu thận (glomerulus) và một ống nhỏ (tubule). Cầu thận giúp lọc máu, còn ống nhỏ đưa các chất cần thiết trở lại máu và loại bỏ chất thải và nước dư thừa, những chất này trở thành nước tiểu đi ra khỏi cơ thể. Hội chứng thận hư xảy ra khi các cầu thận bị viêm, làm cho quá nhiều protein rò rỉ từ máu vào nước tiểu, và nồng độ protein máu bị giảm. Giảm nồng độ protein máu gây phù, đặc biệt là sưng, phù ở bàn chân và mắt cá chân của người bệnh.

Triệu chứng thận hư

Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng thận hư bao gồm:

  • Phù nề, sưng tấy nghiêm trọng, đặc biệt là xung quanh mắt, ở mắt cá chân và bàn chân
  • Nước tiểu có bọt, do dư thừa protein trong nước tiểu của người bệnh
  • Tăng cân do giữ nước
  • Mệt mỏi
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng
triệu chứng thận hư

Nguyên nhân

  • Bệnh thận do đái tháo đường (một biến chứng của bệnh đái tháo đường), gây ảnh hưởng đến cầu thận.
  • Bệnh cầu thận thay đổi tối thiểu: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hội chứng thận hư ở trẻ em. Bệnh cầu thận thay đổi tối thiểu dẫn đến chức năng thận bất thường, nhưng khi kiểm tra mô thận dưới kính hiển vi, mô có vẻ bình thường hoặc gần như bình thường. Nguyên nhân này vẫn chưa được xác minh rõ.
  • Xơ vữa cầu thận đoạn khu trú: Đặc trưng bởi sẹo xuất hiện ở cầu thận. Tình trạng này có thể là do một bệnh lý khác (như khiếm khuyết di truyền) hoặc một số loại thuốc gây ra, hoặc cũng có thể xảy ra mà không rõ lý do.
  • Bệnh thận màng: Rối loạn thận này là hậu quả của sự dày lên của màng trong cầu thận, do các chất lắng đọng của hệ miễn dịch tạo ra. Nó có thể liên quan đến các bệnh lý khác, chẳng hạn như lupus, viêm gan B, sốt rét và ung thư, hoặc có thể xảy ra mà không rõ lý do.
  • Bệnh lupus: Bệnh lupus có thể gây tổn thương thận nghiêm trọng.
  • Bệnh tăng amyloid.

Đối tượng nguy cơ

Bất kỳ ai cũng có thể mắc hội chứng thận hư, nhưng bệnh này phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Ở trẻ em, nó xảy ra thường xuyên nhất trong độ tuổi từ 2 đến 6. Có những yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Mắc bệnh ảnh hưởng đến thận như viêm cầu thận phân đoạn khu trú (Focal segmental glomerulosclerosis – FSGS), Lupus, hoặc đái tháo đường.
  • Dùng một số loại thuốc trong thời gian dài, như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS), hoặc thuốc kháng sinh.
  • Bị nhiễm trùng như HIV, viêm gan B, viêm gan C, sốt rét.

Chẩn đoán hội chứng thận hư

1.Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu sẽ cho biết bệnh nhân có đang bị mất protein qua nước tiểu, nếu có thì lượng protein bị mất là bao nhiêu. Trong hội chứng thận hư, bệnh nhân có thể mất hơn 3,5 gam protein qua nước tiểu mỗi ngày.

Xét nghiệm nước tiểu là rất quan trọng trong chẩn đoán cũng như theo dõi điều trị hội chứng thận hư.

2. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm đặc trưng của hội chứng thận hư là giảm nồng độ albumin và tăng nồng độ cholesterol trong máu. Ngoài ra, bệnh nhân cần xét nghiệm creatinine huyết thanh để được đánh giá chức năng thận tổng quát.

3. Chẩn đoán hình ảnh

Siêu âm bụng để xác định kích thước và hình dạng thận, phát hiện khối u, sỏi thận, nang thận hoặc tắc nghẽn hoặc các bất thường khác.

Chụp X-Quang

4. Sinh thiết thận

Điều trị hội chứng thận hư

Bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng thuốc và khuyến nghị thay đổi chế độ ăn uống để giúp kiểm soát triệu chứng. Thuốc điều trị bệnh hội chứng thận hư có thể bao gồm:

  • Thuốc huyết áp:  Thuốc thuộc nhóm ức chế men chuyển (ACE Inhibitor) giúp làm giảm huyết áp và giảm lượng protein thải ra trong nước tiểu. Các loại thuốc trong nhóm này bao gồm lisinopril, benazepril, captopril, enalapril… Một nhóm thuốc khác hoạt động tương tự được gọi là nhóm chẹn thụ thể angiotensin II (ARB), bao gồm losartan, valsartan… Các nhóm thuốc khác, chẳng hạn như nhóm ức chế renin, cũng có thể được sử dụng, mặc dù chất ức chế ACE và ARB thường được sử dụng đầu tiên.
  • Thuốc lợi tiểu: Giúp kiểm soát tình trạng sưng, phù nề bằng cách tăng lượng dịch thải ra từ thận. Thuốc lợi tiểu thường dùng là furosemide.
  • Thuốc giảm cholesterol: Nhóm Statin giúp giảm cholesterol trong cơ thể. Thuốc thuộc nhóm Statin bao gồm atorvastatin, fluvastatin, lovastatin, pravastatin, rosuvastatin, simvastatin…
  • Thuốc chống đông máu: Làm giảm khả năng đông máu, đặc biệt nếu bệnh nhân đã có cục máu đông. Thuốc chống đông máu bao gồm heparin, warfarin (Coumadin, Jantoven), dabigatran (Pradaxa), apixaban (Eliquis) và rivaroxaban (Xarelto).
  • Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch: Giúp kiểm soát hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như corticosteroid, và làm giảm tình trạng viêm kèm theo một số tình trạng có thể gây ra hội chứng thận hư. Thuốc bao gồm rituximab,, cyclosporin, cyclophosphamide.

Biến chứng

Hội chứng thận hư có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như: đông máu trong tình mạch (hình thành cục máu đông), tăng nguy cơ nhiễm trùng do cơ thể bị mất immunoglobulin (đây là một loại protein trong máu giúp chống lại virus và vi khuẩn), tăng huyết áp, tăng cholesterol và triglyceride, và suy thận.

Câu hỏi thường gặp

curved-line

Mục tiêu điều trị là làm giảm triệu chứng, giảm lượng protein bị mất qua nước tiểu, ngăn ngừa và điều trị biến chứng, và bảo vệ thận, tránh để suy thận.

Do bệnh hội chứng thận hư có thể kéo dài trong nhiều năm, bệnh nhân phải được bác sĩ chuyên khoa Nội thận theo dõi thường xuyên. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân sẽ được bác sĩ đánh giá về cân nặng, huyết áp, chiều cao, lượng protein mất qua nước tiểu, tác dụng phụ của thuốc và sự xuất hiện các biến chứng (nếu có).

Bệnh nhân nên tự cân thường xuyên ở nhà và ghi lại cân nặng của mình. Điều này giúp theo dõi lượng dịch bị thừa hay thiếu.

Lời khuyên về chế độ ăn cho bệnh nhân có triệu chứng phù khác với bệnh nhân không có triệu chứng.

  • Đối với bệnh nhân có triệu chứng phù: cần bớt ăn mặn, tránh thực phẩm chứa nhiều muối để hạn chế tích nước và gây phù. Cần ăn đủ protein để bù vào lượng protein mất qua nước tiểu và tránh suy dinh dưỡng. Cần ăn đủ lượng calo và vitamin.
  • Đối với bệnh nhân không có triệu chứng: cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh thông thường, chưa cần ăn kiêng nếukhông cần thiết. Ăn đủ lượng protein, tránh ăn nhiều protein để phòng ngừa tổn thương thận. Nên ăn nhiều trái cây và rau. Giảm ăn chất béo để kiểm soát lượng cholesterol.

Đặt hẹn với bác sĩ 

Trước khi đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thận, người bệnh cần ghi chú lại:

  • Các triệu chứng của mình và thời điểm triệu chứng bắt đầu bộc phát
  • Thông tin cá nhân chính, bao gồm cả những căng thẳng lớn hoặc những thay đổi trong cuộc sống gần đây
  • Tất cả các loại thuốc, vitamin hoặc các chất bổ sung khác mà mình đang dùng, bao gồm cả liều lượng.
  • Câu hỏi để hỏi bác sĩ của mình

Đối với bệnh hội chứng thận hư, có một số câu hỏi bệnh nhân có thể đặt ra cho bác sĩ:

  • Nguyên nhân có khả năng nhất gây ra hội chứng thận hư của tôi là gì?
  • Tôi hoặc con tôi cần những xét nghiệm gì để chẩn đoán hội chứng thận hư?
  • Tình trạng này có thể là tạm thời hay kéo ?
  • Các lựa chọn điều trị hội chứng thận hư là gì? Bác sĩ đánh giá phương pháp điều trị nào là hiệu quả nhất cho tôi?
  • Tôi có thể thực hiện những thay đổi nào đối với chế độ ăn uống của mình hoặc của con tôi không?
  • Làm thế nào để tôi có thể kiểm soát tốt nhất tình trạng bệnh này?
  • Biến chứng của hội chứng thận hư là gì?

Phòng khám Nội Thận

Bệnh viện Đức Khang nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát, và điều trị tất cả các bệnh lý về thận như suy thận cấpsuy thận mạnchạy thận nhân tạo và lọc màng bụng cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, bệnh lupusviêm cầu thận, hội chứng thận hư, nhiễm trùng thận, theo dõi sau ghép thận, tầm soát chức năng thận.

Phòng khám Nội thận tại Bệnh viện Đức Khang quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên gia đầu ngành về, Nội tổng quát và Nội thận. Các bác sĩ không chỉ giỏi chuyên môn mà còn tận tâm với người bệnh, dành nhiều thời gian tư vấn, giải thích rõ ràng về bệnh tình cho người bệnh hiểu.BS CKII Phạm Thị Chải là cây đại thụ trong chuyên khoa Nội thận tại TP. HCM, cùng với BS CKII Nguyễn Thị Thu Hà, các bác sĩ đều đã từng có nhiều năm kinh nghiệm khám và điều trị tất cả các bệnh lý về thận tại bệnh viện Chợ Rẫy.

1. BS. CKII Phạm Thị Chải
Nguyên Trưởng khoa Nội thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy, BS Chải hiện đang là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nội Thận học TP. HCM, và là một trong những người đặt nền móng đầu tiên cho kỹ thuật lọc màng bụng tại Việt Nam. BS Chải thường xuyên tham gia các buổi sinh hoạt khoa học kỹ thuật chuyên đề về bệnh thận trên toàn quốc với vai trò là báo cáo viên. Ngoài ra, bác sĩ còn tích cực tham gia đào tạo các thế hệ sau về các phương pháp điều trị suy thận, đặc biệt là phương pháp lọc màng bụng.
Với kinh nghiệm hơn 30 năm cống hiến cho ngành Thận học, BS Chải luôn nhận được sự tin tưởng và yêu mến của bệnh nhân bằng sự chuyên nghiệp, tận tâm, và chu đáo của mình.

2. BS. CKII Nguyễn Thị Thu Hà
BS Thu Hà là chuyên gia với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Thận học – Lọc máu – Ghép thận. BS đã từng giữ những vị trí cao tại các bệnh viện lớn trong nước như Bệnh viện Chợ Rẫy. BS luôn vận dụng những phương pháp, công nghệ chẩn đoán và chữa trị tiên tiến nhất, giúp tối ưu hoá hành trình điều trị của từng bệnh nhân.
BS Thu Hà luôn nhận được sự tin tưởng từ bệnh nhân trong quá trình thăm khám, được rất nhiều khách hàng yêu quý vì sự nhiệt tình, tận tâm và trách nhiệm.

Đội ngũ bác sĩ

BS CKII Phạm Thị Chải

BS CKII Phạm Thị Chải

Bác Sĩ Nội Thận
Khoa Khám Bệnh, Phòng khám nội thận
BS CKII Nguyễn Thị Thu Hà

BS CKII Nguyễn Thị Thu Hà

Bác Sĩ Nội Thận
Khoa Khám Bệnh, Phòng khám nội thận
Ths BS Nguyễn Nữ Bảo Chiêu

Ths BS Nguyễn Nữ Bảo Chiêu

Bác Sĩ Nội Thận
Khoa Khám Bệnh, Phòng khám nội thận
BS CKII Nguyễn Thị Dững

BS CKII Nguyễn Thị Dững

Bác Sĩ Khoa Nội - Đơn Vị Lọc Máu
Khoa Nội, Đơn Vị Lọc Máu
BS Nguyễn Văn Nhựt

BS Nguyễn Văn Nhựt

Bác Sĩ Khoa Nội - Đơn Vị Lọc Máu
Khoa Nội, Đơn Vị Lọc Máu
BS Trần Âu Quế Nhung

BS Trần Âu Quế Nhung

Bác Sĩ Khoa Nội - Đơn Vị Lọc Máu
Khoa Nội, Đơn Vị Lọc Máu

Đặt hẹn với Phòng khám Nội Thận

 Điền thông tin vào phiếu đặt hẹn TẠI ĐÂY

 Gọi vào Hotline Bệnh Viện 0903.056.132

 Trực tiếp đến khám tại Bệnh viện Đức Khang

500 Ngô Gia Tự, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 1)

129A Nguyễn Chí Thanh, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 2)

Quay lại
Chia sẻ:

Bài Viết Liên Quan