Sống chung với bệnh suy thận mạn
Khi biết tin mình bị mắc bệnh suy thận mạn, người bệnh sẽ không tránh khỏi cảm giác suy sụp, hoang mang. Thời điểm bác sĩ tuyên bố mức án suy thận mạn là đánh dấu một chương khởi đầu mới trong cuộc đời của người bệnh. Sống chung với bệnh suy thận mạn là một thách thức mà cả người bệnh lẫn người nhà phải đối mặt mỗi ngày, cuộc sống của họ chắc chắn sẽ bị đảo lộn do bệnh tình và việc điều trị. Tuy nhiên, người bệnh và gia đình không nên cảm thấy quá bi quan. Thực tế có rất nhiều bệnh nhân bệnh suy thận mạn đã học được cách sống chung với bệnh. Sống với bệnh suy thận cần rất nhiều chia sẻ. Có nhiều nguồn, từ sự tư vấn, lời khuyên của chuyên gia y tế cũng như các tổ chức, câu lạc bộ bệnh nhân suy thận đều có thể giúp người bệnh và người nhà tìm thấy nhiều thông tin hữu ích và nhận được sự chăm sóc, hỗ trợ cần thiết để bệnh nhân đối mặt với những thử thách mà bệnh suy thận mạn mang đến.
Hãy nhớ rằng bạn không hề đơn độc!!!
Bệnh suy thận mạn – Ảnh hưởng đến gia đình, người nhà
Trường hợp người bệnh phải điều trị chạy thận nhân tạo 3 lần mỗi tuần tại bệnh viện, cần đề ra phương pháp quản lý thời gian để cân đối phù hợp với các sinh hoạt khác (học tập, làm việc, nghỉ ngơi, tập luyện…). Thời gian đầu khi mới phát hiện bệnh, có thể phải mất vài tuần để người bệnh và gia đình lập ra được một thời gian biểu hiệu quả.
Bệnh nhân suy thận cần phải điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mình (hạn chế thực phẩm giàu kali, phốt pho, muối, và nước). Điều này cũng phần nào làm thay đổi đến bữa ăn của gia đình. Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng linh hoạt để các thành viên trong gia đình đều có thành phần dinh dưỡng mình cần trong khẩu phần ăn của mỗi người.
Bệnh suy thận mạn – Ảnh hưởng đến người bệnh
Bệnh nhân suy thận thường phải chịu đựng các triệu chứng như:
– Mệt mỏi, chóng mặt
Thận khoẻ mạnh sản sinh ra hormone Erythropoietin, hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hồng cầu. Người bệnh suy thận không thể tạo ra đủ hormone Erythropoietin, dẫn đến thiếu hồng cầu – thiếu máu. Máu không đủ lên não và các cơ, do đó người bệnh có thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, khó tập trung, và hay quên.
– Cảm giác lạnh
Bệnh nhân có thể cảm thấy lạnh ngay cả khi đang ở nơi ấm áp. Triệu chứng này thường được gây ra bởi tình trạng thiếu máu ở người bệnh suy thận.
– Khó thở
Có 2 nguyên nhân làm cho bệnh nhân suy thận bị khó thở. Thứ nhất là do lượng dịch thừa tồn đọng trong phổi. Thứ hai là do thiếu hồng cầu – thiếu máu.
– Phù nề, ngứa ngáy
Do thận của người bệnh suy thận không thể bài tiết các dịch trong cơ thể, dẫn đến các triệu chứng như ngứa và phù nề tại chân, mắt cá chân, tay hoặc mặt.
Để kiểm soát được bệnh, cần tuân thủ nghiêm chỉnh 3 yếu tố quan trọng sau:
- Luôn kiểm soát chế độ ăn. Tham khảo thêm Chế độ ăn cho người suy thận mạn
- Tích cực luyện tập, hoạt động thể chất mỗi ngày.
- Hợp tác với bác sĩ trong việc điều trị bệnh.
Ngoài ra, người bệnh cần nghiêm chỉnh tuân thủ điều trị các bệnh lý nền khác như béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp…, tránh dùng thuốc không đúng chỉ định, không lạm dụng thuốc giảm đau, không sử dụng những thuốc có độc tính với thận.
Chăm sóc bệnh nhân suy thận mạn
Trong quá trình chăm sóc, người nhà của bệnh nhân cần lưu ý:
- Khuyến khích bệnh nhân nghỉ ngơi đầy đủ, tránh để bệnh nhân làm việc nặng.
- Đối với bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo, không được để họ xách đồ nặng ở tay có đặt cầu tay AVF.
- Chú ý đến vệ sinh cá nhân của bệnh nhân và người nhà để phòng tránh bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm.
Phòng khám Nội thận
Phòng khám Nội thận tại Bệnh viện Đức Khang quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên gia đầu ngành về, Nội tổng quát và Nội thận. Các bác sĩ không chỉ giỏi chuyên môn mà còn tận tâm với người bệnh, dành nhiều thời gian tư vấn, giải thích rõ ràng về bệnh tình cho người bệnh hiểu.
Bệnh viện Đức Khang nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát, và điều trị tất cả các bệnh lý về Nội thận như suy thận cấp, suy thận mạn, chạy thận cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, lupus ban đỏ, viêm cầu thận, hội chứng thận hư, nhiễm trùng thận, và theo dõi sau ghép thận.
BS CKII Phạm Thị Chải là cây đại thụ trong chuyên khoa Nội thận tại TP. HCM, cùng với BS CKII Nguyễn Thị Thu Hà, các bác sĩ đều đã từng có nhiều năm kinh nghiệm khám và điều trị tất cả các bệnh lý về thận tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Đội ngũ bác sĩ
BS CKII Trịnh Thanh Mai
BS CKII Phạm Thị Chải
BS CKII Nguyễn Thị Thu Hà
Đặt hẹn với phòng khám Nội thận
Điền thông tin vào phiếu đặt hẹn TẠI ĐÂY
Gọi vào Hotline Bệnh Viện 0903.056.132
Trực tiếp đến đăng ký khám tại Bệnh viện Đức Khang
500 Ngô Gia Tự, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 1)
129A Nguyễn Chí Thanh, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 2)
Nguồn tham khảo
- Chronic kidney disease. Mayo Clinic website. Available at: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-kidney-disease/symptoms-causes/syc-20354521 .Accessed April 26, 2022.