Bệnh gout (bệnh gút) và biến chứng suy thận

Bệnh gout và biến chứng suy thận

Bệnh gout (bệnh gút)

Bệnh gút là một dạng viêm khớp phổ biến gây đau, sưng và đỏ trong khớp. Bệnh gout thường xuất hiện ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể tấn công các khớp khác như cổ chân, đầu gối, cổ tay, ngón tay, hoặc khuỷu tay. Thường thì chỉ có một khớp bị ảnh hưởng, nhưng nếu không được điều trị, bệnh có thể lan ra nhiều khớp. Bệnh gout xảy ra khi acid uric tích tụ quá cao trong máu. Mỗi người đều có một lượng nhỏ acid uric trong máu của họ. Ở mức bình thường, acid uric không gây hại, nhưng nếu mức độ quá cao, nó có thể hình thành các tinh thể sắc nhọn tích tụ trong khớp, gây đau đớn.

Bệnh gút lâu năm có thể dẫn đến suy thận và ngược lại, người bệnh suy thận mạn cũng có nguy cơ mắc bệnh gút.

Bệnh gút và biến chứng suy thận

Bệnh gút không chỉ gây tổn thương ở các khớp xương mà còn tác động đến nhiều cơ quan khác của cơ thể. Một trong những cơ quan chịu biến chứng nặng nề của gout chính là thận. Theo thống kê, khoảng 20% bệnh nhân gout có tổn thương thận.

Bệnh gút gây tổn thương thận chủ yếu qua 2 cơ chế. Cơ chế trực tiếp gây bệnh là do lắng đọng tinh thể muối urat trực tiếp gây tổn thương đến cầu thận, ống thận gây tình trạng viêm, lâu ngày dẫn đến tình trạng giảm chức năng thận. Cơ chế gián tiếp là do quá trình hình thành sỏi thận từ tinh thể muối urat gây tình trạng tắc nghẽn, viêm đường tiết niệu, ứ nước, gây giảm chức năng thận. Bên cạnh đó, việc sử dụng một số loại thuốc điều trị gout như các loại kháng viêm, corticoid, thuốc giảm đau nhóm NSAID (ibuprofen, diclofenac, naproxen…).. lâu ngày cũng ảnh hưởng đến chức năng thận.

Bệnh suy thận mạn làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút

Bệnh suy thận là yếu tố nguy cơ phổ biến thứ 3 dẫn đến bệnh gút. Acid uric là một chất thải tự nhiên có trong máu. Acid uric di chuyển qua máu đến thận, đi vào nước tiểu để đào thải khỏi cơ thể. Khi mắc bệnh thận mạn tính, thận không thể lọc acid uric tốt như bình thường. Quá nhiều acid uric tích tụ trong cơ thể có thể gây ra bệnh gout. Hầu hết những người bị bệnh giai đoạn đầu không hề biết mình mắc bệnh. Không kiểm soát tốt bệnh gout có thể làm bệnh thận trở nên nặng hơn, dẫn đến các biến chứng khác.

Triệu chứng bệnh gút

  • Đau ở khớp
  • Sưng
  • Nóng
  • Tấy đỏ

Hơn một nửa số bệnh nhân bị cơn đau gút cấp đầu tiên ở ngón chân cái. Đau và sưng thường xảy ra nhiều trong vòng 12 đến 24 giờ, và dịu lại trong vòng vài ngày đến vài tuần.

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh gút

Khám sức khỏe để kiểm tra các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến bệnh gout. Tiền sử y tế và gia đình cũng sẽ được bác sĩ xem xét. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh gout bao gồm:

  • Nồng độ acid uric trong máu và nước tiểu.
  • Xét nghiệm dịch khớp bị ảnh hưởng giúp phát hiện tinh thể acid uric.
  • Xét nghiệm chức năng thận

Điều trị bệnh gout

Một số loại thuốc giúp làm giảm cơn đau khi bị gout tấn công:

  • Colchicine
  • Corticosteroids
  • NSAID (aspirin, ibuprofen, naproxen…): các thuốc giảm đau thuộc nhóm NSAID có tác dụng phụ là gây tổn thương thận. Bệnh nhân suy thận hoặc đang mắc các bệnh lý về thận cần phải được sự tư vấn và cho phép của bác sĩ điều trị trước khi dùng thuốc.

Ngoài ra, còn có một số loại thuốc giúp ngăn ngừa các đợt gout tấn công như: allopurinol, febuxostat, probenecid, lesinurad, pegloticase.

Biện pháp cải thiện

Nếu mắc cả bệnh gout và bệnh thận mạn, một số điều bệnh nhân có thể làm để kiểm soát cả hai bệnh này và cải thiện sức khỏe chung:

  • Giữ huyết áp khỏe mạnh.
  • Giữ mức đường huyết khỏe mạnh.
  • Giữ cân nặng hợp lý
  • Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, đặc biệt lưu ý lựa chọn thuốc giảm đau điều trị gout mà không có hại cho thận.
  • Thực hiện chế độ ăn ít purine và thực phẩm có hàm lượng đường cao. Purine là một chất tự nhiên có trong nhiều loại thực phẩm. Khi tiêu hóa purine, cơ thể sẽ sản sinh ra acid uric. Thực phẩm chứa nhiều purine là bia, rượu, hải sản, các loại thịt nội tạng, thịt xông khói, đồ ăn lên men…Chế độ ăn uống lành mạnh với trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Nếu bị hạn chế về chế độ ăn uống vì bệnh thận, hãy tư vấn thêm với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần để giữ thể lực.
  • Không hút thuốc

Phòng Khám Nội Thận

Phòng khám Nội thận tại Bệnh viện Đức Khang quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên gia đầu ngành về, Nội tổng quát và Nội thận. Các bác sĩ không chỉ giỏi chuyên môn mà còn tận tâm với người bệnh, dành nhiều thời gian tư vấn, giải thích rõ ràng về bệnh tình cho người bệnh hiểu.

Bệnh viện Đức Khang nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát, và điều trị tất cả các bệnh lý về Nội thận như suy thận cấp,  suy thận mạnchạy thận nhân tạo và lọc màng bụng cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, lupus ban đỏ,  viêm cầu thận,  hội chứng thận hư,  nhiễm trùng thận, theo dõi sau ghép thận, xét nghiệm tầm soát chức năng thận.

BS CKII Phạm Thị Chải là cây đại thụ trong chuyên khoa Nội thận tại TP. HCM, cùng với BS CKII Nguyễn Thị Thu Hà, các bác sĩ đều đã từng có nhiều năm kinh nghiệm khám và điều trị tất cả các bệnh lý về thận tại bệnh viện Chợ Rẫy.

Đặt hẹn với Phòng khám Nội Thận

 Điền thông tin vào phiếu đặt hẹn TẠI ĐÂY

 Gọi vào Hotline Bệnh Viện 0903.056.132

 Trực tiếp đến đăng ký khám tại Bệnh viện Đức Khang

500 Ngô Gia Tự, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 1)

129A Nguyễn Chí Thanh, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 2)

Nguồn:

  1. Gout and Kidney disease. National Kidney Foundation. https://www.kidney.org/atoz/content/gout/gout-kidney-disease (accessed December 2022).
Quay lại
Chia sẻ:

Bài Viết Liên Quan