Vẫn chưa quá muộn để từ bỏ những thói quen gây hại cho thận. Dưới đây là 10 hành vi phổ biến gây áp lực xấu lên thận mà chúng ta có thể không nhận ra.
- Lạm dụng thuốc giảm đau
Nhiều loại thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như những thuốc thuộc nhóm NSAID (ví dụ: ibuprofen, celecoxib, diclofenac, naproxen, meloxicam…) và thuốc giảm đau kê đơn có thể gây hại cho thận, đặc biệt nếu người dùng đã mắc bệnh thận. Cần hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc giảm đau (chỉ dùng dưới sự hướng dẫn và kê toa của bác sĩ) và không bao giờ được dùng quá liều lượng được khuyến nghị.
- Ăn quá mặn
Chế độ ăn nhiều muối chứa hàm lượng natri cao, có thể làm tăng huyết áp và gây hại cho thận. Để làm gia tăng hương vị của thức ăn, chúng ta nên dùng các loại thảo mộc và gia vị khác thay vì dùng muối. Dần dần, chúng ta sẽ quen với việc hạn chế bỏ thêm muối vào thức ăn của mình.
- Ăn thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn chứa rất nhiều natri và phốt pho. Đa số người bị bệnh thận cần phải hạn chế phốt pho trong khẩu phần ăn của mình. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ở những người không mắc bệnh thận, nếu dùng quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn thì sẽ gây hại cho thận và xương.
- Không uống đủ nước
Uống đủ nước giúp thận dễ dàng loại bỏ natri và các chất độc ra khỏi cơ thể. Uống nhiều nước cũng là một trong những cách tốt nhất để làm dịu cơn đau do sỏi thận gây ra. Những người có vấn đề về thận hoặc suy thận có thể phải cần hạn chế lượng nước uống vào (dưới sự hướng dẫn của bác sĩ), nhưng đối với hầu hết mọi người, uống từ 1.5 đến 2 lít nước mỗi ngày là mục tiêu tốt cho sức khỏe.
- Không ngủ đủ
Một đêm ngủ ngon giấc là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Chức năng thận được điều chỉnh trong chu kỳ ngủ-thức, giúp hỗ trợ khối lượng công việc của thận trong 24 giờ làm việc.
- Ăn quá nhiều thịt
Protein động vật tạo ra một lượng lớn axit trong máu có thể gây hại cho thận và gây ra tình trạng nhiễm axit – một tình trạng mà thận không thể loại bỏ axit đủ nhanh. Protein cần thiết cho sự phát triển, duy trì và sửa chữa tất cả các bộ phận của cơ thể, nhưng chế độ ăn uống của chúng ta nên được cân bằng và bổ sung thêm trái cây cùng rau quả.
- Ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường
Đường góp phần gây béo phì, làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp cao và đái tháo đường – đây là 2 trong số những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thận. Hãy chú ý đến các thành phần hiện hữu trong thực phẩm đóng hộp để tránh tiêu thụ tăng thêm lượng đường qua chế độ ăn.
- Hút thuốc lá
Hút thuốc không tốt cho cả phổi, tim, và thận. Những người hút thuốc dễ có protein trong nước tiểu – một dấu hiệu của thận đã bị tổn thương.
- Uống rượu quá mức
Uống rượu nhiều và thường xuyên (hơn 4 ly mỗi ngày) làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính. Những người nghiện rượu và hút thuốc có nguy cơ mắc các vấn đề về thận cao gấp 5 lần so với những người không hút thuốc hoặc người không uống rượu quá mức.
- Ngồi lâu
Tình trạng ngồi lâu trong thời gian dài (ít vận động) có liên quan đến sự phát triển của bệnh thận. Mặc dù các nhà nghiên cứu vẫn chưa hiểu tại sao ít vận động lại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thận, nhưng người ta biết rằng siêng năng hoạt động thể chất giúp cải thiện huyết áp và chuyển hóa glucose, cả 2 yếu tố đều quan trọng đối với sức khỏe của thận.
Nếu đang có những thói quen gây hại cho thận, bạn nên tiến hành kiểm tra ngay sức khỏe thận của mình. Những đối tượng sau đây nên thực hiện tầm soát chức năng thận thường xuyên:
- Những người trên 60 tuổi
- Những người đang mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, hoặc có thành viên trong gia đình mắc những bệnh này
- Những người béo phì
Kiểm tra chức năng thận thường xuyên là cách tốt nhất để theo dõi tình trạng sức khỏe của thận và kiểm tra những thay đổi có thể xảy ra. Nhận biết sớm bất kỳ dấu hiệu nào có thể giúp làm chậm và ngăn ngừa biến chứng của bệnh thận trong tương lai.
* Bài viết này nhằm giúp ngăn ngừa bệnh thận ở người khỏe mạnh. Nếu bạn đã mắc bệnh thận được yêu cầu hạn chế kali hoặc phốt pho hoặc đang chạy thận nhân tạo, hãy thảo luận về chế độ ăn uống với chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ Nội thận.
Phòng khám Nội Thận
Phòng khám Nội thận tại Bệnh viện Đức Khang quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên gia đầu ngành về, Nội tổng quát và Nội thận. Các bác sĩ không chỉ giỏi chuyên môn mà còn tận tâm với người bệnh, dành nhiều thời gian tư vấn, giải thích rõ ràng về bệnh tình cho người bệnh hiểu.
Bệnh viện Đức Khang nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát, và điều trị tất cả các bệnh lý về Nội thận như suy thận cấp, suy thận mạn, chạy thận cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, lọc màng bụng, lupus ban đỏ, viêm cầu thận, hội chứng thận hư, nhiễm trùng thận, theo dõi sau ghép thận, và tầm soát chức năng thận.
BS CKII Phạm Thị Chải là cây đại thụ trong chuyên khoa Nội thận tại TP. HCM, cùng với BS CKII Nguyễn Thị Thu Hà, các bác sĩ đều đã từng có nhiều năm kinh nghiệm khám và điều trị tất cả các bệnh lý về thận tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Đội ngũ bác sĩ
BS CKII Trịnh Thanh Mai
BS CKII Phạm Thị Chải
BS CKII Nguyễn Thị Thu Hà
Đặt hẹn với Phòng khám Nội Thận
Điền thông tin vào phiếu đặt hẹn TẠI ĐÂY
Gọi vào Hotline Bệnh Viện 0903.056.132
Trực tiếp đến đăng ký khám tại Bệnh viện Đức Khang
500 Ngô Gia Tự, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 1)
129A Nguyễn Chí Thanh, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 2)
Nguồn tham khảo
- 10 common habits that may harm your kidneys. National Kidney Foundation website. Available at: https://www.kidney.org/content/10-common-habits-that-may-harm-your-kidneys . Accessed June 4, 2022.