Bệnh viêm tuyến tiền liệt cấp tính
Viêm tuyến tiền liệt là tình trạng viêm (sưng) của tuyến tiền liệt. Bệnh gây đau đớn và khó chịu, nhưng người bệnh sẽ thấy đỡ hơn khi được điều trị kịp thời. Viêm tuyến tiền liệt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nhưng thường là từ 30 đến 50 tuổi.
Có 2 loại viêm tuyến tiền liệt:
- Viêm tuyến tiền liệt mãn tính – các triệu chứng xuất hiện và biến mất trong khoảng thời gian vài tháng; đó là loại phổ biến nhất
- Viêm tuyến tiền liệt cấp tính – khi các triệu chứng nghiêm trọng và xuất hiện đột ngột; nó hiếm gặp, nhưng có khả năng đe dọa đến tính mạng và cần được điều trị ngay lập tức.
Viêm tuyến tiền liệt cấp tính là một tình trạng nhiễm khuẩn nặng, thường đi kèm với viêm bàng quang cấp tính. Vì vậy triệu chứng lâm sàng cũng giống như viêm bàng quang cấp nhưng thường kèm theo có sốt cao, thậm chí có thể gây nhiễm khuẩn huyết. Vì vậy, viêm tuyến tiền liệt cấp tính cần được điều trị sớm và đúng, đủ liều thuốc và đủ thời gian.
Nguyên nhân
Viêm tuyến tiền liệt cấp tính thường được gây ra khi vi khuẩn trong đường tiết niệu xâm nhập vào tuyến tiền liệt. Viêm tuyến tiền liệt cấp tính thường do vi khuẩn gram âm. Các loại vi khuẩn thường gặp là: Escherichia coli, Proteus mirabilis, Klebsiella, Staphylococus saprophyticus, Pseudomoras aeruginosa, và Staphylococus aereus.
Triệu chứng
Các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm tuyến tiền liệt cấp gồm có:
- Tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu khó
- Có thể có tiểu máu, tiểu mủ hoặc dịch, mủ niệu đạo
- Đau vùng niệu đạo, tầng sinh môn
Các triệu chứng khác:
- Thường có sốt cao, kèm theo gai rét
- Tuyến tiền liệt: to và đau
Chẩn đoán bệnh
Xét nghiệm nước tiểu:
- Có bạch cầu niệu dương tính
- Cấy nước tiểu hoặc dịch niệu đạo tìm vi khuẩn gây bệnh, nếu kết quả dương tính thì làm kháng sinh đồ
Xét nghiệm máu:
- Bạch cầu máu tăng
- Cấy máu khi có sốt cao hoặc nghi có nhiễm khuẩn huyết
Siêu âm:
- Có thể phát hiện thành bàng quang dày, tuyến tiền liệt to hơn bình thường. Trong trường hợp người bệnh > 40 tuổi có phì đại lành tính tiền liệt tuyến thì khó đánh giá.
Điều trị viêm tuyến tiền liệt cấp
Bệnh nhân cần được điều trị ngay khi bác si có chẩn đoán viêm tuyến tiền liệt cấp tính. Nếu người bệnh có sốt cao, bác sĩ có thể chỉ định điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch và phối hợp 2 loại kháng sinh trong những ngày đầu. Thời gian dùng kháng sinh tối thiểu là 14 ngày, có thể kéo dài trên 3 tuần nếu cần thiết. Nếu có nhiễm khuẩn huyết thì đồng thời việc điều trị kháng sinh cần bù đủ dịch. Bác sĩ có thể cho thêm thuốc giảm đau non- steroids nếu cần thiết.
Các kháng sinh điều trị viêm tuyến tiền liệt cấp có thể lựa chọn một trong các nhóm thuốc sau:
– Ưu tiên nhóm quinolone khi chưa có kết quả cấy vi khuẩn.
Levofloxacin viên 500 mg, uống 1 viên/lần x 1 lần/ngày 14- 28 ngày, hoặc
Norfloxacin 400 mg, uống 1 viên/lần, 2 lần/ngày trong 14 – 28 ngày, hoặc
Ofloxacin viên 200 mg, uống 1 viên/lần, 2 lần/ngày trong 14 – 28 ngày.
– Nhóm Trimethoprim Sulfamethoxazol vẫn có thể được lựa chọn.
– Nếu cần phối hợp 2 kháng sinh, có thể phối hợp nhóm quinolone với Cephalosporin thế hệ 3 – 4 hoặc Amoxicilline + clavulanate.
Cần điều trị kịp thời
Viêm tiền liệt tuyến cấp do vi khuẩn gây ra là tình trạng nhiễm khuẩn nặng, nhưng nếu được điều trị đúng và kịp thời thì bệnh vẫn có thể khỏi hoàn toàn. Nếu điều trị không kịp thời, bệnh có thể diễn biến thành viêm tuyến tiền liệt mạn tính.
Phòng khám Nội Thận – Tiết Niệu
Phòng khám Nội thận – Tiết niệu tại Bệnh viện Đức Khang quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên gia đầu ngành về bệnh thận – tiết niệu. Các bác sĩ không chỉ giỏi chuyên môn mà còn tận tâm với người bệnh, dành nhiều thời gian tư vấn, giải thích rõ ràng về bệnh tình cho người bệnh hiểu.
Bệnh viện Đức Khang nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát, và điều trị tất cả các bệnh lý về tiết niệu và thận như: viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, suy thận cấp, suy thận mạn, chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, lupus ban đỏ, viêm cầu thận, hội chứng thận hư, nhiễm trùng thận, theo dõi sau ghép thận, xét nghiệm tầm soát chức năng thận
BS CKII Phạm Thị Chải là cây đại thụ trong chuyên khoa Nội thận tại TP. HCM, cùng với BS CKII Nguyễn Thị Thu Hà, các bác sĩ đều đã từng có nhiều năm kinh nghiệm khám và điều trị tất cả các bệnh lý về tiết niệu và thận, đặc biệt là điều trị suy thận mạn, lupus, viêm cầu thận tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Đội ngũ bác sĩ
BS CKII Trịnh Thanh Mai
BS CKII Phạm Thị Chải
BS CKII Nguyễn Thị Thu Hà
Đặt hẹn với Phòng khám Thận – Tiết niệu
Điền thông tin vào phiếu đặt hẹn TẠI ĐÂY
Gọi vào Hotline Bệnh Viện 0903.056.132
Trực tiếp đến đăng ký khám tại Bệnh viện Đức Khang
500 Ngô Gia Tự, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 1)
129A Nguyễn Chí Thanh, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 2)
Nguồn tham khảo
- Bệnh học nội khoa tập 1, 2012. Nhà xuất bản Y học.
- Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở Việt Nam, 2013. Hội thận học Việt Nam.
- Therapeutic Guidelines Antibiotic-Version 14, 2010. Therapeutic Guidelines Limited, Melbourne.
- Grabe M., Bjerklund Johansen TE, Botto H ., et al., 2012. Guidelines on Urological Infections. European Association of Urology.