Bệnh nhân cần chuẩn bị gì trước khi chạy thận?

Bệnh nhân suy thận cần chuẩn bị gì trước khi chạy thận?

Nên chuẩn bị chạy thận khi bệnh nhân còn khỏe, tránh bắt đầu chạy thận khi bệnh đã trở nặng.

  1. Chạy thận nhân tạo bắt đầu khi:

– Bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng tăng ure huyết

– Kt/V tuần giảm < 2 và/hoặc,

– Tình trạng suy dinh dưỡng mà không có nguyên nhân khác

2. Chạy thận nhân tạo nên bắt đầu sớm ở bệnh nhân đái tháo đường

I. Lựa chọn của bệnh nhân

Bác sĩ giới thiệu và giải thích về các phương pháp điều trị thay thế thận cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, để bệnh nhân cùng gia đình lựa chọn. Chọn lựa cuối cùng tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và điều kiện kinh tế của bệnh nhân.

Những chống chỉ định liên quan đến chạy thận nhân tạo:

  • Tình trạng huyết áp và hô hấp
  • Bệnh lý ác tính
  • Suy trầm trọng chức năng các cơ quan khác: bệnh não gan, mất trí nhớ…
  • Tình trạng tim mạch nặng
  • HIV giai đoạn cuối AIDS

Yếu tố kinh tế và xã hội cũng cần được xem xét khi chuẩn bị chạy thận

  • Kinh tế, khả năng của bệnh nhân và gia đình
  • Lựa chọn thuốc, vật tư y tế, trung tâm chạy thận
  • Ý muốn của bệnh nhân

Tìm hiểu thêm: Các phương pháp điều trị bệnh suy thận mạn

II. Xét nghiệm đánh giá

Bệnh nhân sẽ phải thực hiện một số xét nghiệm nhằm phát hiện những bất thường trước khi chạy thận:

  • Xét nghiệm viêm gan B
  • Xét nghiệm viêm gan C
  • Xét nghiệm HIV

Các xét nghiệm cũng được chỉ định thực hiện thường quy trong thời gian bệnh nhân chạy thận.

III. Tạo đường vào mạch máu

Trước khi thực hiện lần chạy thận đầu tiên từ vài tuần đến vài tháng, bệnh nhân cần được thực hiện phẫu thuật để tạo đường vào mạch máu, nơi mà máu được lấy ra để lọc trong quá trình chạy thận và sau đó đưa máu trở lại cơ thể của người bệnh.

Có nhiều phương pháp tạo đường vào mạch máu. Để xác định đường vào mạch máu nào là phù hợp cho bệnh nhân, bác sĩ cần đánh giá bệnh nhân, hỏi thăm bệnh sử, và thăm khám hệ tĩnh mạch, động mạch, hệ tim phổi của bệnh nhân.

Đường vào mạch máu vĩnh viễn được chỉ định thực hiện khi độ lọc cầu thận Creatinin là:

  • < 20mL/phút đối với bệnh nhân đái tháo đường
  • < 15mL/phút đối với bệnh nhân không đái tháo đường

1. Đường vào mạch máu tạm thời

Các vị trí tĩnh mạch dùng để đặt catheter tạm thời:

  • Đặt catheter tĩnh mạch cảnh: bên phải cần được ưu tiên lựa chọn
  • Đặt catheter tĩnh mạch đùi: sử dụng dưới 7 ngày cho chạy thận nhân tạo. Cần tránh đặt nếu bệnh nhân dự định ghép thận
  • Đặt catheter tĩnh mạch dưới đòn: cần hạn chế vì nguy cơ hẹp tĩnh mạch trung tâm

Catheter tĩnh mạch hầm có cuff được dùng như đường vào mạch máu tạm thời nếu thời gian dự kiến sử dụng catheter trên 6 tuần.

Sau khi đặt cathter, bệnh nhân cần được hướng dẫn cách chăm sóc catheter tại nhà. Trong quá trình chạy thận tại bệnh viện, điều dưỡng cũng sẽ thực hiện thêm thao tác chăm sóc catheter cho bệnh nhân để tránh nhiễm trùng. Cần tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn khi thực hiện chăm sóc catheter.

Đặt catheter tĩnh mạch cảnh

Nếu người bệnh chưa có lỗ thông động – tĩnh mạch, hoặc lỗ thông động – tĩnh mạch chưa trưởng thành thì cần đặt catheter thông trực tiếp vào tĩnh mạch trong ngực. Máu sẽ được lấy trực tiếp từ catheter này để lọc máu.

Những nhược điểm chính của catheter tĩnh mạch là có đường kính tương đối hẹp, không cho phép lưu lượng dòng máu đủ lớn cho thanh thải tối ưu và có nguy cơ nhiễm trùng vị trí đặt catheter cao. Catheter thường chỉ sử dụng tạm thời; khi lỗ thông động – tĩnh mạch trưởng thành, catheter sẽ được rút.

Bệnh nhân suy thận cần chuẩn bị gì trước khi chạy thận?

2. Đường vào mạch máu vĩnh viễn

Các phương pháp tạo đường vào mạch máu vĩnh viễn:

  • Nối thông động – tĩnh mạch tự thân (AVF)
  • Nối thông động – tĩnh mạch nhân tạo (AV Graft)

Trong các phương pháp này, thông động – tĩnh mạch tự thân là lựa chọn tốt nhất để làm đường vào mạch máu cho người bệnh cần lọc máu chu kỳ.

2.1 Nối thông động – tĩnh mạch tự thân (arteriovenous fistula, AVF)

Bệnh nhân suy thận cần chuẩn bị gì trước khi chạy thận?

Phẫu thuật AVF được thực hiện để tạo một đường nối giữa động mạch và tĩnh mạch trên tay, thường là trên cánh tay không thuận, nhằm tạo một mạch máu lớn hơn để có thể chạy thận. Sau khi lỗ thông động – tĩnh mạch (còn được gọi là cầu tay) này được tạo ra, phải mất vài tháng để lỗ thông phát triển đến kích thước cần thiết để có thể sử dụng cho việc lọc máu. Khi lỗ thông động – tĩnh mạch phát triển lớn hơn, việc đặt các kim để lọc máu mới trở nên dễ dàng hơn cũng như giúp máu chảy ra ngoài và trở lại cơ thể một cách nhanh chóng.

Sau khi thực hiện phẫu thuật nối thông động tĩnh mạch, bệnh nhân sẽ được bác sĩ kiểm tra để đảm bảo cầu tay AVF có thể đáp ứng đủ yêu cầu về lưu lượng và áp lực cho việc lọc thận thông qua việc thăm khám và siêu âm cầu tay trước khi xuất viện.

Phương pháp nối thông động – tĩnh mạch tự thân được xem là lựa chọn lý tưởng hơn các phương pháp truy cập mạch máu khác vì nó có thời gian sử dụng lâu hơn (bền hơn) và ít bị nhiễm trùng hơn. Một cầu tay mới cần thời gian trưởng thành ít nhất 1 tháng, lý tưởng nhất từ 3 – 4 tháng. Nếu không đạt chuẩn về lưu lượng (>250mL/phút) sau 4 tháng, cần xem xét tạo đường vào mạch máu mới.

Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật AVF – Mổ cầu tay chạy thận

2.2 Nối thông động – tĩnh mạch nhân tạo (arteriovenous graft)

Bệnh nhân suy thận cần chuẩn bị gì trước khi chạy thận?

Trường hợp bệnh nhân không thể thực hiện phẫu thuật AVF do mạch máu quá nhỏ, bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng một mạch nhân tạo để nối một động mạch và một tĩnh mạch. Kết nối này cho phép máu chảy từ động mạch cao áp qua mảnh ghép và vào tĩnh mạch có lưu lượng thấp, áp suất thấp. Do đó, dòng máu qua lỗ thông này cung cấp tốc độ dòng chảy đủ cao để chạy thận. Đoạn mạch nhân tạo thường được đặt ở cánh tay nhưng có thể được đặt ở chân nếu cần thiết. Ưu điểm của ghép AV là thực hiện được cho những bệnh nhân có mạch máu nhỏ và có thể chạy thận sớm sau khi phẫu thuật.

Một graff mới cần thời gian trưởng thành ít nhất 3 – 6 tuần.

Câu hỏi thường gặp

  1. Chăm sóc cầu tay chạy thận như thế nào?

Tìm hiểu tại đây: Chăm sóc cầu tay

2.  Sau khi đã có đường vào mạch máu, người bệnh sẽ được chạy thận như thế nào?

Nếu có lỗ thông động – tĩnh mạch tự thân hoặc nhân tạo, người bệnh cần được cắm 2 kim vào mạch máu khi chạy thận. Kim sẽ nối với một đường ống để đến máy chạy thận, nơi máu đi qua quả lọc để được làm sạch, và sau đó máu sẽ trở về cơ thể người bệnh qua một đường ống khác.
Nếu có catheter, người bệnh không cần sử dụng kim để chạy thận. Catheter kết nối thẳng với đường ống. Máu sẽ được lấy trực tiếp từ catheter để lọc máu.
Bác sĩ chuyên khoa Nội thận sẽ tư vấn cho người bệnh về những ưu và nhược điểm của từng loại đường vào mạch máu, sau đó sẽ người bệnh đưa ra lựa chọn đường vào mạch máu phù hợp nhất để chạy thận. Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật tạo đường vào mạch máu vài tháng trước khi người bệnh bắt đầu chạy thận.

Qúy khách cần đăng ký chạy thận, mổ cầu tay, hoặc đặt catheter, vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đức Khang:

 Điền thông tin vào phiếu đặt hẹn TẠI ĐÂY

 Gọi vào Hotline: 0903.056.132

 Trực tiếp đến đăng ký khám tại Bệnh viện Đức Khang

500 Ngô Gia Tự, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 1)

129A Nguyễn Chí Thanh, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 2)

Nguồn tham khảo

Sổ tay thực hành thận nhân tạo. BS CKII. Phạm Văn Hiền. 2017

Quay lại
Chia sẻ:

Bài Viết Liên Quan