Đái tháo đường - Căn bệnh âm thầm gây ra nhiều biến chứng

Đái tháo đường – Căn bệnh âm thầm có thể gây ra nhiều biến chứng

Bệnh đái tháo đường nếu không được điều trị và kiểm soát tốt sẽ làm tăng khả năng gây biến chứng lên các cơ quan như: tim, thận, mắt, thần kinh, chân, da… Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng này bằng cách tuân thủ điều trị và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Hãy cùng tìm hiểu về các biến chứng đái tháo đường cũng như cách ngăn ngừa để giúp cải thiện sức khỏe một cách toàn diện hơn.

Bạn có biết?
  • Người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp ba lần.
  • Cứ 3 người mắc bệnh đái tháo đường thì có 1 người có khả năng bị mất thị lực ở một dạng nào đó trong đời.
  • Tỉ lệ suy thận ở người mắc bệnh đái tháo đường cao hơn gấp 10 lần.
  • Trên thế giới, cứ 30 giây lại có 1 bệnh nhân đái tháo đường bị mất 1 chi dưới.

Mọi người phải có ý thức cảnh giác đối với bệnh đái tháo đường vì đây là căn bệnh gây chết người đứng thứ sáu trên thế giới sau bệnh tim mạch, ung thư, bệnh đường hô hấp mãn tính, đột quỵ, và bệnh Alzheimer (theo bảng xếp hạng của WHO năm 2019). Tại Việt Nam, vào năm 2015 đã có 3,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, theo báo cáo của Hiệp hội đái tháo đường thế giới IDF Diabetes Atlas, và con số này được dự báo sẽ tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040. Theo kết quả điều tra năm 2015 của Bộ Y tế, 68,9% người tăng đường huyết chưa được phát hiện.

Biến chứng của đái tháo đường

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường thường gặp bao gồm:

  • Biến chứng mạch máu nhỏ: gây suy giảm thị lực ở mắt, và gây suy thận
  • Biến chứng mạch máu lớn: biến chứng động mạch vành gây nhồi máu cơ tim, biến chứng động mạch cảnh gây nhồi máu não
  • Biến chứng mạch chi dưới dẫn đến bệnh mạch máu ngoại biên

Ngoài ra còn những biến chứng tiểu đường khác như tăng nguy cơ nhiễm trùng, bệnh lý ngoài da, răng miệng…

Đường huyết cao lâu dài gây ảnh hưởng đến tim và mạch máu, có thể dẫn đến bệnh động mạch vành (gây nhồi máu cơ tim) và tai biến mạch máu não (đột quỵ). Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người bệnh đái tháo đường.

Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra suy thận. Đầu tiên là tiểu đạm, dẫn đến suy giảm chức năng thận ở người bệnh. Suy thận ngày càng nặng, bước vào giai đoạn cuối thì người bệnh phải chạy thận nhân tạo.

Đái tháo đường có thể gây tổn thương các dây thần kinh khắp cơ thể. Khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là các chi, đặc biệt là bàn chân. Tổn thương thần kinh ở những vùng này được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên, gây đau, ngứa, và mất cảm giác. Mất cảm giác là đặc biệt nguy hiểm vì nó có thể cho phép chấn thương không được chú ý, dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng và có thể phải cắt cụt chi. Những người đái tháo đường có nguy cơ bị cắt cụt chi có thể cao hơn rất nhiều lần so với người không bị đái tháo đường.

Người bệnh ĐTĐ có thể bị các biến dạng bàn chân, như ngón chân hình búa, bàn chân Charcot, ngón chân lệch ngoài, da khô nứt nẻ, bị loét, hoại tử khô, nốt chai sần…

Hầu hết những người mắc đái tháo đường sẽ phát triển một số loại bệnh về mắt, như bệnh võng mạc, đục thuỷ tinh thể, làm giảm thị lực hoặc mù lòa.

Một số hình ảnh về biến chứng của đái tháo đường:

Đái tháo đường – Căn bệnh âm thầm có thể gây ra nhiều biến chứng
Đái tháo đường – Căn bệnh âm thầm có thể gây ra nhiều biến chứng
Đái tháo đường – Căn bệnh âm thầm có thể gây ra nhiều biến chứng
Đái tháo đường – Căn bệnh âm thầm có thể gây ra nhiều biến chứng
Đái tháo đường – Căn bệnh âm thầm có thể gây ra nhiều biến chứng
Đái tháo đường – Căn bệnh âm thầm có thể gây ra nhiều biến chứng

Chẩn đoán

Xét nghiệm máu thử đường huyết

  • Đường huyết khi đói ≥ 126 mg/dL (7 mmol/L)
  • Đường huyết bất kỳ ≥ 200 mg/dL (11.11 mmol/L)

Xét nghiệm HbA1c

  • HbA1c (đường huyết trung bình trong vòng 3 tháng) ≥ 7%

Điều trị bệnh đái tháo đường

Thay đổi lối sống

Chế độ ăn: 3 bữa một ngày
+ Sáng 1 phần tương đương với 1 tô hủ tiếu. Trưa, chiều 1-2 chén cơm + thức ăn, khuyến khích ăn nhiều rau xanh.
+ Trái cây 1 phần/1 ngày. Sữa tiểu đường: 6 muỗng # 1 chén cơm. Cử tuyệt đối xôi, chè, nước ngọt.

Bỏ hút thuốc lá.

Tập thể dục thường xuyên có tác động tốt lên tim mạch, giảm béo phì. Tăng cường sử dụng glucose ở cơ.

Sử dụng thuốc
  • Bao gồm thuốc uống và thuốc tiêm insulin theo toa của bác sĩ. Sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ.
  • Trong thời gian điều trị, cần theo dõi đường huyết thường xuyên tại nhà và định kỳ làm xét nghiệm tại bệnh viện.

Tìm hiểu thêm: Chế độ ăn cho người đái tháo đường

phòng ngừa biến chứng Đái tháo đường

  • Kiểm soát tốt đường huyết
  • Tái khám và theo dõi thường xuyên
  • Không được tự ý ngưng điều trị vì bất kỳ lí do khi chưa tham vấn bác sĩ

Để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm kể trên, bệnh nhân cần thăm khám định kỳ hàng tháng với BS chuyên khoa Nội tiết để được kiểm tra đường huyết, điều chỉnh liều lượng của thuốc dựa trên kết quả xét nghiệm, và tầm soát sớm biến chứng tiểu đường.

Mỗi bệnh nhân sẽ có mục tiêu điều trị khác nhau. Với những bệnh nhân trẻ tuổi, không có bệnh lý nền khác thì sẽ có mục tiêu điều trị riêng, khác với những bệnh nhân lớn tuổi có nhiều bệnh nền kèm biến chứng đái tháo đường. Bệnh nhân cần tuân thủ điều trị thuốc theo đơn của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc hay sử dụng các loại thuốc/ thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc.

Phát hiện sớm chính là chìa khóa

Điều quan trọng là phát hiện bệnh càng sớm càng tốt, vì bệnh đái tháo đường không được phát hiện sớm và điều trị có thể làm tổn thương cơ thể và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng thường gặp của bệnh ĐTĐ là Hội chứng 4 nhiều: Uống nhiều, Ăn nhiều, Tiểu nhiều, Sụt cân.

Những yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường bao gồm:

  • Di truyền (ba mẹ bị ĐTĐ)
  • Béo phì
  • Tăng huyết áp
  • Rối loạn mỡ máu
  • Thói quen ít vận động
  • Ăn nhiều thức ăn nhiều năng lượng
  • Phụ nữ sanh con trên 4 kg

Nếu có yếu tố nguy cơ, bạn nên tầm soát đái tháo đường càng sớm càng tốt khi đã trên 20 tuổi. Nếu không có yếu tố nguy cơ, nên bắt đầu tầm soát khi trên 45 tuổi, mỗi 3 năm một lần.

Phòng khám Nội tiết

Phòng khám Nội tiết tại Bệnh viện Đức Khang chuyên chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường và tất cả các vấn đề về rối loại nội tiết, giúp bệnh nhân được đánh giá chính xác hoạt động của hệ thống nội tiết và điều trị bất kỳ bệnh lý nào liên quan đến sự mất cân bằng nội tiết tố.

Bệnh đái tháo đường

  • Bệnh đái tháo đường type 1, type 2
  • Bệnh lý cầu thận trong bệnh đái tháo đường
  • Bệnh lý bàn chân do đái tháo đường
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Hạ đường huyết

Bệnh tuyến giáp

  • Cường chức năng tuyến giáp
  • Chẩn đoán và điều trị cơn nhiễm độc hormon giáp cấp
  • Suy tuyến giáp bẩm sinh tiên phát
  • Suy giáp ở người lớn
  • Hôn mê do suy chức năng tuyến giáp
  • Bướu giáp đơn thuần
  • Viêm tuyến giáp

Bệnh tuyến thượng thận

  • Suy tuyến thượng thận
  • Hội chứng Cushing
  • Suy thượng thận do dùng thuốc Corticoids
  • Cường Aldosteron tiên phát
  • Cường chức năng tủy thượng thận

Bệnh lý tuyến yên

  • U tuyến yên
  • Bệnh to đầu chi
  • Suy tuyến yên Bệnh đái tháo nhạt
  • Hội chứng tiết ADH không thích hợp

Đội ngũ bác sĩ

BS CKI Nguyễn Thu Hương

BS CKI Nguyễn Thu Hương

Bác Sĩ Nội Tiết
Khoa Khám Bệnh, Phòng khám nội tiết
Bs CKII Trịnh Thanh Mai

BS CKII Trịnh Thanh Mai

Trưởng Khoa Khám Bệnh
Khoa Khám Bệnh, Phòng khám nội tổng hợp, Phòng khám tim mạch
BS CKI Lê Kim Phượng

BS CKI Lê Kim Phượng

Bác Sĩ Nội Tổng Hợp
Khoa Khám Bệnh, Phòng khám nội tổng hợp
BS CKII Phạm Thị Chải

BS CKII Phạm Thị Chải

Bác Sĩ Nội Thận
Khoa Khám Bệnh, Phòng khám nội thận
BS CKII Nguyễn Thị Thu Hà

BS CKII Nguyễn Thị Thu Hà

Bác Sĩ Nội Thận
Khoa Khám Bệnh, Phòng khám nội thận
Ths BS Nguyễn Nữ Bảo Chiêu

Ths BS Nguyễn Nữ Bảo Chiêu

Bác Sĩ Nội Thận
Khoa Khám Bệnh, Phòng khám nội thận

Đặt hẹn với Phòng khám Nội tiết

 Điền thông tin vào phiếu đặt hẹn TẠI ĐÂY

 Gọi vào Hotline Bệnh Viện 0903.056.132

 Trực tiếp đến khám tại Bệnh viện Đức Khang

500 Ngô Gia Tự, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 1)

129A Nguyễn Chí Thanh, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 2)

Nguồn tham khảo

  1. Diabetes complications. International Diabetes Federation. https://idf.org/about-diabetes/diabetes-complications/ 
  2. Diabetes. Mayo Clinic. https://www.mayoclinic.org/
Quay lại
Chia sẻ: