Phương pháp dinh dưỡng cho bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường vẫn là một tình trạng bệnh lý bị ảnh hưởng nhiều bởi chế độ ăn, đặc biệt là các thực phẩm ngọt, nhiều đường. Đã có nhiều công thức giúp bệnh nhân có thể điều chỉnh chế độ ăn của bản thân. Dưới đây là 2 phương pháp dinh dưỡng đã được chính minh giúp bệnh nhân kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường.
Phương pháp Dĩa ăn
Sử dụng một dĩa ăn đường kính khoảng 1 gang tay (tương đương 20 cm). Một bữa ăn sẽ bao gồm:
– 1/2 của dĩa ăn này sẽ là rau củ không chứa tinh bột như bắp cải, cải xoong, măng tay, xà lách, củ cải, cà tím, bông cải xanh, cải thảo, su hào, đậu bắp, dưa chuột, rau chân vịt, bông cải Brussel, đậu xanh.
– 1/4 sẽ là chất đạm như gà, trứng, cá, bò, heo hoặc các loại đậu, tàu hủ.
– 1/4 còn lại sẽ là các thực phẩm chứa tinh bột như khoai tây, cơm, mì, trái cây hoặc một cốc sữa.
– Dùng kèm sẽ là nước lọc.
Phương pháp Bàn tay
Phương pháp này ước lượng phần ăn đơn giản dựa trên lòng bàn tay. Cụ thể một bữa ăn như sau:
– Chất xơ (rau, củ) lượng vừa 2 lòng bàn tay
– Tinh bột hoặc trái cây vừa 1 nắm tay
– Chất đạm (thịt cá, trứng) vừa 1 lòng bàn tay
– Chất béo, bơ khoảng 1 ngón tay cái
– Và 200 mL sữa không đường
Lưu ý dinh dưỡng cho bệnh đái tháo đường
Một số lưu ý quan trọng về chế độ ăn cho người mắc bệnh đái tháo đường:
- Các loại mỡ giàu axit béo chuỗi dài như mỡ cá và dầu hạt nên được ưu tiên hơn mỡ động vật.
- Lượng muối nêm nên giới hạn dưới 2,3 gram/ngày (Nên thông thường không chấm thêm muối, nước tương hay nước mắm khi ăn).
- Các loại thảo mộc, dược liệu giúp hạ đường huyết chưa được khuyến cáo cũng như chưa có bằng chứng rõ ràng.
- Các loại chất điều vị, tạo vị ngọt có thể thay đường khi nêm nếm thức ăn.
- Nên tránh sử dụng các loại nước ngọt, bánh kẹo hoặc các thực phẩm giàu đường.
- Nên tập trung vào 3 cử ăn trong ngày, tránh ăn vặt, ăn rải trong ngày, đặc biệt ở những bệnh nhân đang sử dụng thuốc tiêm insulin.
Câu hỏi về chế độ ăn cho người đái tháo đường
1. Một ngày tôi phải ăn như thế nào là hợp lí ?
Ăn một ngày ba bữa chính: sáng 7h – 8h, trưa 11h – 12h, chiều 18h – 19h
Không khuyến khích ăn vặt, không ăn thêm các cử nửa buổi, xế và không ăn đêm
Không ăn các thức ăn có đường, không khuyến khích nêm đường trong quá trình nêm nếm thức ăn
Khuyến khích ăn nhiều rau xanh
2. Một bữa tôi có thể ăn bao nhiêu cơm ? Nếu không ăn cơm thì có thể ăn như thế nào?
Một bữa ăn một chén cơm, người già lớn tuổi thì chỉ cần 1 chén lưng, thanh niên trẻ khỏe thì có thể ăn 1 chén đầy, chỉ giới hạn 1 lần bới cơm
Nếu không ăn cơm có thể thay bằng bún, phở, hủ tiếu,… và lượng bún, phở, hủ tiếu,…. cũng tương ứng là 1 chén
3. Tôi có thể ăn bánh mì, bắp, khoai lang hay không?
Ăn được, tuy nhiên là dùng thay cho bữa ăn chính (sáng, trưa hoặc chiều), chứ không phải ăn đủ 3 bữa chính rồi ăn thêm những món trên
Lượng thay thế tương ứng: 1 chén cơm = ½ ổ bánh mì = 1 trái bắp = 2 củ khoai lang nhỏ
Không khuyến khích dùng các món trên thay cơm thường xuyên, thi thoảng thì được
4. Thịt cá tôm cua,.. tôi có thể ăn được hay không và ăn như thế nào?
Những món này đều ăn được hết. Có thể ăn như thói quen đã ăn trước đây, chỉ là không nêm đường trong quá trình chế biến thức ăn mà thôi.
5. Tôi có uống sữa được không? Tôi uống sữa cho người đái tháo đường vào ban đêm trước khi đi ngủ được không?
Sữa có đường là tuyệt đối không được.
Sữa không đường hay sữa dành cho người đái tháo đường thì có thể uống được nhưng cũng dùng thay thế cho bữa ăn chính, nghĩa là nếu đến bữa ăn chính mà không muốn ăn thì có thể dùng 2 loại sữa này để thay thế.
Như vậy, nếu bệnh nhân đã ăn đủ ba bữa ăn chính thì không được uống thêm sữa nữa, đồng nghĩa là không được uống sữa vào ban đêm trước khi đi ngủ cho dù là sữa dành cho người đái tháo đường.
6. Vậy sữa dành cho người đái tháo đường để làm gì?
Sữa dành cho người đái tháo đường được sử dụng trong tình huống: bệnh nhân bị đái tháo đường nhưng có bệnh lý nặng hay thể trạng suy kiệt không ăn uống được thì có thể tạm thời lấy sữa để thay thế cho các bữa ăn chính.
Lượng thay thế phù hợp là: 6 muỗng sữa bột dành cho người đái tháo đường = 1 chén cơm
7. Tôi uống cà phê được không?
Được, nhưng chỉ được uống cà phê đen pha phin, có thể thêm đường thuốc, 1 – 2 viên (gói) cho 1 ly cà phê và 1 ngày chỉ nên uống 1 ly cà phê/ngày thôi.
Không được uống cà phê với sữa đặc có đường và không được uống mọi loại cà phê gói hòa tan.
8. Tôi có thể ăn trái cây không? Ăn được những loại trái cây nào? Có uống được nước ép trái cây không?
Ăn được trái cây, nhưng trái cây nào quá ngọt thì không được ăn: sầu riêng, mãng cầu, saboche,… Hầu hết những trái cây còn lại thì đều ăn được nhưng theo qui tắc:
- Lượng trái cây ăn một ngày bằng 1 nắm tay
- Thời điểm được ăn trái cây là tráng miệng sau bữa ăn chính
- Tuyệt đối không uống nước ép trái cây
Phòng khám Nội tiết
Phòng khám Nội tiết tại Bệnh viện Đức Khang chuyên chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường và tất cả các vấn đề về rối loại nội tiết, giúp bệnh nhân được đánh giá chính xác hoạt động của hệ thống nội tiết và điều trị bất kỳ bệnh lý nào liên quan đến sự mất cân bằng nội tiết tố. Bên cạnh điều trị bằng thuốc, Bác sĩ sẽ tận tình tư vấn cho bệnh nhân về cách thay đổi lối sống lành mạnh hơn, áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người đái tháo đường, phương pháp luyện tập thể dục, thể thao.
Các bệnh lý điều trị:
Bệnh đái tháo đường
- Bệnh đái tháo đường type 1, type 2
- Bệnh lý cầu thận trong bệnh đái tháo đường
- Bệnh lý bàn chân do đái tháo đường
- Đái tháo đường thai kỳ
- Hạ đường huyết
Bệnh tuyến giáp
- Cường chức năng tuyến giáp
- Chẩn đoán và điều trị cơn nhiễm độc hormon giáp cấp
- Suy tuyến giáp bẩm sinh tiên phát
- Suy giáp ở người lớn
- Hôn mê do suy chức năng tuyến giáp
- Bướu giáp đơn thuần
- Viêm tuyến giáp
Bệnh tuyến thượng thận
- Suy tuyến thượng thận
- Hội chứng Cushing
- Suy thượng thận do dùng thuốc Corticoids
- Cường Aldosteron tiên phát
- Cường chức năng tủy thượng thận
Bệnh lý tuyến yên
- U tuyến yên
- Bệnh to đầu chi
- Suy tuyến yên Bệnh đái tháo nhạt
- Hội chứng tiết ADH không thích hợp
Đội ngũ bác sĩ
BS CKI Nguyễn Thu Hương
BS CKII Trịnh Thanh Mai
BS CKI Lê Kim Phượng
BS CKII Phạm Thị Chải
BS CKII Nguyễn Thị Thu Hà
Ths BS Nguyễn Nữ Bảo Chiêu
Đặt hẹn với Phòng khám Nội tiết
Điền thông tin vào phiếu đặt hẹn TẠI ĐÂY
Gọi vào Hotline Bệnh Viện 0903.056.132
Trực tiếp đến khám tại Bệnh viện Đức Khang
500 Ngô Gia Tự, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 1)
129A Nguyễn Chí Thanh, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 2)
Nguồn tham khảo
- CDC Hoa Kỳ. https://www.cdc.gov/diabetes/managing/eat-well/meal-plan-method.html
- HCDC