Hướng dẫn sử dụng dung dịch điện giải

Bản tin thuốc tháng 11.2023 – Hướng dẫn sử dụng dung dịch điện giải

I. Potassium Chloride 10%

Quy cách
  • Mỗi ống 10mL dung dịch chứa 1g Kali clorid.
  • 1g Kali clorid chứa 13.4 mmol ion K+
LƯU Ý QUAN TRỌNG
Phải PHA LOÃNG dung dịch điện giải K+ trước khi sử dụng

Chỉ được TRUYỀN TĨNH MẠCH và truyền với tốc độ CHẬM

Dùng điện giải K+ đậm đặc, hoặc dùng qua đường tiêm tĩnh mạch (IV push) sẽ lập tức gây ngưng tim dẫn đến tử vong.

Liều dùng
  • Liều lượng và tốc độ truyền tùy thuộc vào xét nghiệm Kali máu và tình trạng lâm sàncủa từng bệnh nhân.
  • Liều K+ tối đa ở người lớn:
  • 5 mmol/L < xét nghiệm K+ máu < 3.5 mmol/L: 200 mmol K+ trong 24 tiếng.
  • Xét nghiệm K+ máu < 2.5 mmol/L: 400 mmol K+ trong 24 tiếng.
Dung môi tương hợp
  • Pha loãng điện giải K+ trong NaCl 0.9% (ưu tiên sử dụng) hoặc Glucose 5%.
  • Sau khi pha loãng, lắc kĩ và đảo ngược chai dịch truyền ít nhất 10 lần trước khi truyền cho BN.
Nồng độ sau pha loãng và tốc độ truyền ở người lớn
  1. Truyền tĩnh mạch ngoại vi (Peripheral infusion)
  • Nồng độ không nên vượt quá 40 mmol/L trừ một số trường hợp đặc biệt (vd: nhiễm toan ceton đái tháo đường). Nồng độ tối đa: 10 mmol/100mL.
  • Tốc độ truyền tối đa: 10 mmol/giờ.
  1. Truyền tĩnh mạch trung tâm (Central line infusion)

Trong trường hợp bệnh nhân bị hạ Kali máu nặng (xét nghiệm Kali dưới 2.5 mmol/L), có thể cần nồng độ và tốc độ truyền cao hơn, qua đường truyền tĩnh mạch trung tâm.

  • Nồng độ tối đa: 20 – 40 mmol/100mL
  • Tốc độ truyền tối đa: 40 mmol/giờ
 Lưu ý:
  • Cần theo dõi liên tục ECG khi tốc độ truyền lớn hơn 10 mmol/giờ.
  • Tốc độ truyền tuyệt đối không được vượt quá 40 mmol/giờ vì làm tăng nguy cơ ngưng tim.
Gợi ý cách pha loãng nếu truyền tĩnh mạch ngoại vi
Lượng KCl Lượng K+ Thể tích NaCl dùng để pha loãng Thể tích dung dịch sau pha loãng Nồng độ sau pha
1g 13.4 mmol 500 mL 510 mL 26 mmol/L
2g 26.8 mmol 1000 mL 1020 mL 26 mmol/L
3g 40.2 mmol 1000 mL 1030 mL 39 mmol/L
4g 53.6 mmol 2000 mL 2040 mL 26   mol/L

II. Magnesium Sulfate 15%

Quy cách

Mỗi ống 5mL dung dịch chứa 750mg Magnesium sulfate

Dung môi tương hợp

NaCl 09.%, Glucose 5%, hoặc Lactate Ringer

Đường dùng và tốc độ tiêm/truyền ở người lớn
  • Tiêm tĩnh mạch: Pha loãng điện giải trong dung môi tương hợp. Tiêm tĩnh mạch chậm với tốc độ tối đa 150mg/phút.
  • Truyền tĩnh mạch: Pha loãng điện giải trong dung môi tương hợp. Truyền tĩnh mạch ngắt quãng hoặc liên tục với tốc độ tối đa 150mg/phút.

Ví dụ: Pha loãng 10mL dung dịch điện giải Mg2+ với 100mL NaCl 0.9% rồi truyền tĩnh mạch trong vòng 30 – 60 phút.

III. Calci Clorid

Quy cách

Mỗi ống 5mL dung dịch chứa 500mg Calci clorid.

Dung môi tương hợp

NaCl 09.%, Glucose 5%

Đường dùng và tốc độ tiêm/truyền ở người lớn
  • Tiêm tĩnh mạch: Tiêm tĩnh mạch chậm không quá 1mL/phút.
  • Truyền tĩnh mạch: 20 – 50mg/kg thể trọng/giờ.
Lưu ý:
  • Để tiêm truyền tĩnh mạch, pha loãng trong dung môi tương hợp đến nồng độ Calci clorid tối đa 20 mg/mL và truyền trong 1 giờ, hoặc liều calci clorid không lớn hơn 45 – 90 mg/kg/giờ.
  • Nên tiêm qua tĩnh mạch trung tâm hoặc tĩnh mạch sâu.

Nguồn tham khảo

  1. Drugs & Diseases. Medscape
  2. Drug Reference. Lexicomp
  3. ASHP Injectable Drug Information. Medicines Complete
Quay lại
Chia sẻ: