Nội soi thực quản dạ dày tá tràng không đau tại Bệnh viện Đức Khang

Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng

Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng là gì?

Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng, hay còn gọi là nội soi đường tiêu hóa trên, là một thủ thuật thăm khám bên trong hệ tiêu hóa bằng một ống nội soi mềm có gắn camera ở đầu ống. Ống nội soi được bác sĩ đưa vào miệng và họng của bệnh nhân, sau đó đi qua thực quản rồi xuống dạ dày, tá tràng. Hình ảnh nội soi sẽ truyền trực tiếp lên một màn hình TV giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng và mức độ tổn thương.

Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa sử dụng thủ thuật nội soi để chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về thực quản, dạ dày, và tá tràng. Nội soi tiêu hóa là phương pháp tầm soát các bệnh lý về đường tiêu hóa hiệu quả nhất.

Khi nào cần nội soi thực quản – dạ dày?

Cần thực hiện nội soi thực quản, nội soi dạ dày khi người bệnh có những biểu hiện nghi ngờ về bệnh lý đường tiêu hóa sau:

  • Bệnh lý thực quản: nuốt vướng, nuốt nghẹn, nuốt đau, nôn ói, xuất huyết tiêu hóa.
  • Bệnh lý dạ dày: đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua, nôn, buồn nôn, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu.

Nếu không thuộc nhóm có nguy cơ cao, nội soi dạ dày thường được thực hiện mỗi 5 năm 1 lần.

Nhóm người có nguy cơ cao bao gồm:

  • Người từng có tiền sử bị nhiễm virus Helicobacter pylori (HP)
  • Người nghiện thuốc lá, lạm dụng rượu bia
  • Thường xuyên dùng đồ ăn chế biến sẵn
  • Người bị thừa cân – béo phì
  • Trong gia đình có người từng bị ung thư đường tiêu hóa
noi-soi-tieu-hoa-duong-tren

Phương pháp nội soi thực quản – dạ dày – tá tráng không đau

Quy trình nội soi:

  • Nếu được chỉ định gây mê, bác sĩ gây mê khám tiền mê cho bệnh nhân trước khi nội soi. Bệnh nhân có thể được bác sĩ hỏi về: Tiền sử bệnh lý, tiền sử gia đình, những phẫu thuật/thủ thuật đã từng thực hiện, các vấn đề gặp phải trong những lần gây mê trước, tình trạng đau ngực, tình trạng khó thở, tình trạng ợ chua, tình trạng đau hoặc khó chịu khi nằm ở một tư thế, các loại thuốc đang dùng kể cả thảo dược hoặc thực phẩm chức năng, tiền sử dị ứng thuốc, tình trạng của răng, thói quen hút thuốc lá, sử dụng rượu bia và thuốc kích thích.
  • Bác sỹ gây mê sẽ tiêm một liều thuốc an thần vừa đủ vào tĩnh mạch trên cánh tay, giúp bệnh nhân thư giãn và ngủ một giấc ngắn. Khi thuốc an thần được tiêm vào tay, bệnh nhân sẽ có cảm giác hơi nhức ở tay, điều này là bình thường và cảm giác này không kéo dài lâu.
  • Các thiết bị theo dõi nhịp thở, huyết áp và nhịp tim cũng sẽ được gắn trên người bệnh nhân để nhân viên y tế theo dõi, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình nội soi.

Tim: gắn miếng dán lên ngực để đo điện tâm đồ/ ECG

Huyết áp: mang băng quấn đo huyết áp trên cánh tay

Nồng độ oxy trong máu: kẹp đầu dò vào đầu ngón tay.

  • Bệnh nhân sẽ nằm ở tư thế nghiêng bên trái và ngậm một dụng cụ bằng nhựa để bảo vệ răng miệng và giữ cho miệng luôn mở.
  • Bác sĩ đưa ống nội soi mềm từ hầu họng qua thực quản xuống dạ dày. Hình ảnh từ camera trên đầu thiết bị nội soi sẽ truyền tải về một màn hình TV. Bác sĩ dựa vào hình ảnh đó có thể xác định chính xác các vùng tổn thương và đưa ra chẩn đoán.
  • Khi cần thiết, bác sĩ sẽ luồn những dụng cụ chuyên biệt qua ống nội soi để lấy mẫu sinh thiết, hoặc thực hiện một số thủ thuật điều trị nếu phát hiện thấy bất thường như chảy máu, gắp dị vật, cắt bỏ polyp.

Sau khi thực hiện nội soi

Nội soi thực quản  dạ dày  tá tràng kéo dài khoảng 15 – 30 phút. Bệnh nhân sẽ được đưa đến phòng phục hồi để nằm nghỉ sau khi nội soi. Trong thời gian này, nhân viên y tế sẽ theo dõi người bệnh cho đến khi thuốc an thần hết tác dụng.

Khi về nhà, bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng khó chịu sau khi nội soi, chẳng hạn như:

  • Cảm thấy đầy hơi
  • Đau bụng
  • Đau họng

Các dấu hiệu này là bình thường và sẽ cải thiện theo thời gian. Nếu bệnh nhân cảm thấy lo lắng hoặc khó chịu quá mức, hãy liên hệ ngay cho bác sĩ.

Câu hỏi thường gặp

1. Nội soi có để lại biến chứng gì không?

Nội soi là một thủ thuật rất đơn giản và an toàn. Một số biến chứng hiếm khi gặp bao gồm:

  • Chảy máu: nguy cơ bị chảy máu sau khi nội soi có thể xảy ra nếu trong qua trình nội soi, bác sĩ có lấy một mảnh mô để làm xét nghiệm sinh thiết hoặc điều trị một vấn đề trong đường tiêu hóa.
  • Nhiễm trùng: nguy cơ nhiễm trùng tăng lên khi một số thủ thuật khác được thực hiện thêm trong quá trình soi. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng là nhẹ và có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh dự phòng trước khi làm thủ thuật nếu người bệnh được đánh giá là có nguy cơ nhiễm trùng cao.
  • Tổn thương đường tiêu hóa: nguy cơ của biến chứng này là rất thấp.

Người bệnh có thể giảm nguy cơ biến chứng bằng cách tuân thủ cẩn thận các hướng dẫn của bác sĩ trước khi chuẩn bị cho nội soi, chẳng hạn như nhịn ăn và uống ít nhất 8 tiếng trước khi nội soi, và ngưng dùng một số loại thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

2. Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng có phải nhịn ăn không?

Bệnh nhân không nên ăn quá no vào bữa tối trước khi kiểm tra nội soi dạ dày, không ăn những đồ ăn có tính kích thích như thức ăn quá cay nóng, nhiều bia, thuốc lá hay cà phê…

Sau 9h tối, bệnh nhân tuyệt đối không được ăn uống nữa, kể cả uống nước. Vì trong khi gây mê, nếu bệnh nhân còn thức ăn hoặc thức uống trong dạ dày thì sẽ có nguy cơ trào ngược lên sau họng và tràn vào phổi; điều này rất nguy hiểm vì có thể gây nghẹt thở hoặc tổn thương phổi nặng.

Vào ngày nội soi, bệnh nhân không sử dụng một số loại thuốc điều trị với sự hướng dẫn của bác sĩ, không hút thuốc lá.

Sau khi kiểm tra nội soi dạ dày từ 1 – 2 giờ, bệnh nhân có thể ăn những thức ăn lỏng, ấm, mềm. Những ngày tiếp theo có thể ăn uống bình thường.

Phòng khám Tiêu hóa

Phòng khám Tiêu hóa tại Bệnh viện Đức Khang là nơi thăm khám, chẩn đoán và điều trị hiệu quả các bệnh lý tất cả bệnh lý về đường tiêu hóa. Bác sĩ chuyên khoa nhiệt tình tư vấn, giải thích bệnh tình, và đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả nhất cho người bệnh.

Đặt hẹn với Phòng khám Tiêu hóa:

 Điền thông tin vào phiếu đặt hẹn TẠI ĐÂY

 Gọi vào Hotline Bệnh Viện 0903.056.132

 Trực tiếp đến đăng ký khám tại Bệnh viện Đức Khang

500 Ngô Gia Tự, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 1)

129A Nguyễn Chí Thanh, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 2)

Đội ngũ bác sĩ

Bs CKII Trịnh Thanh Mai

BS CKII Trịnh Thanh Mai

Trưởng Khoa Khám Bệnh
Khoa Khám Bệnh, Phòng khám nội tổng hợp, Phòng khám tim mạch
BS Nguyễn Thị Cẩm Tú

BS Nguyễn Thị Cẩm Tú

Bác Sĩ Tiêu Hóa
Khoa Khám Bệnh, Phòng khám tiêu hoá
BS Lâm Trung Kiên

BS Lâm Trung Kiên

Bác Sĩ Gây Mê Hồi
Khoa Ngoại, Gây Mê Hồi Sức

Trang thiết bị

Nguồn tham khảo

  1. Upper endoscopy – Mayo Clinic. Mayoclinic.org. https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/endoscopy/about/pac-20395197. Published 2022. Accessed March 13, 2022.
Quay lại
Chia sẻ: