Bệnh viêm khớp
Các vấn đề về khớp rất thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra các cơn đau làm người bệnh khó chịu, giảm khả năng vận động, ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.
Viêm khớp là tình trạng sưng và đau ở một hoặc nhiều khớp. Các triệu chứng chính của viêm khớp là đau và cứng khớp, thường trầm trọng hơn theo tuổi tác. Viêm khớp nặng, đặc biệt khi ảnh hưởng đến bàn tay hoặc cánh tay, có thể gây khó khăn cho người bệnh khi thực hiện các công việc và sinh hoạt hàng ngày. Viêm ở các khớp chịu trọng lượng của cơ cơ khiến người bệnh không thể đi lại thoải mái hoặc ngồi thẳng. Trong một số trường hợp nặng, khớp có thể dần mất đi sự liên kết và hình dạng.
Phân loại
- Viêm xương khớp (Osteoarthritis)
- Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid arthritis)
- Viêm cột sống dính khớp (Ankylosing spondylitis)
- Viêm khớp tự phát thiếu niên (Juvenile idiopathic arthritis)
- Viêm khớp vảy nến (Psoriatic arthritis)
- Viêm khớp phản ứng (Reactive arthritis)
- Viêm khớp nhiễm trùng (Septic arthritis)
- Viêm khớp ngón tay cái (Thumb arthritis)
- Bệnh gout
Trong các loại bệnh kể trên, có 2 loại phổ biến nhất là:
- Viêm xương khớp khiến lớp sụn bị phá vỡ
- Viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các khớp, bắt đầu từ niêm mạc khớp
Triệu chứng viêm khớp
Tùy thuộc vào loại viêm, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:
- Đau, cứng khớp
- Khớp bị đỏ, sưng tấy
- Giảm phạm vi chuyển động
Yếu tố nguy cơ
Tiền sử gia đình: Một số loại viêm khớp di truyền trong gia đình, vì vậy bạn có nhiều khả năng mắc bệnh hơn nếu cha mẹ hoặc anh chị em cũng có bệnh này.
Tuổi: Nguy cơ mắc nhiều loại bệnh về khớp gia tăng theo tuổi tác.
Giới tính: Phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hơn nam giới. Hầu hết những người mắc bệnh gout là nam giới.
Chấn thương khớp trước đó: Những người đã từng bị thương ở khớp (ví dụ chấn thương khi chơi thể thao) có nhiều khả năng phát triển bệnh viêm khớp về sau.
Béo phì: Thừa cân gây áp lực lên các khớp, đặc biệt là đầu gối, hông và cột sống. Những người mắc bệnh béo phì có nguy cơ mắc bệnh khớp cao hơn.
Chẩn đoán
Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ kiểm tra khớp của bệnh nhân xem có bị sưng, đỏ và nóng không, đồng thời xem bệnh nhân có thể di chuyển các khớp của mình như thế nào. Bác sĩ cũng chỉ định làm xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, CT, MRI, hoặc siêu âm.
Điều trị viêm khớp
Điều trị tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng (đau, sưng, đỏ…) và cải thiện chức năng của khớp. Bệnh nhân có thể phải thử một số phương pháp điều trị khác nhau hoặc kết hợp nhiều phương pháp trước khi xác định cách chữa viêm khớp nào là phù hợp nhất với mình:
Tập vật lý trị liệu
Điều trị bằng thuốc
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể làm giảm đau và giảm viêm. Ví dụ như thuốc ibuprofen (Advil, Motrin) và naproxen (Aleve). NSAID cũng có sẵn dưới dạng kem hoặc gel, có thể bôi lên khớp.
Thuốc chống kích ứng: Một số loại kem và thuốc mỡ có chứa tinh dầu bạc hà hoặc capsaicin.
Steroid: Thuốc corticosteroid, chẳng hạn như prednisone, làm giảm viêm, đau và làm chậm tổn thương khớp. Corticosteroid có thể được dùng dưới dạng thuốc viên hoặc tiêm vào khớp. Tác dụng phụ khi dùng corticosteroid lâu ngày bao gồm loãng xương, tăng cân và tăng đường huyết.
Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (Disease – modifying antirheumatic drugs, viết tắt là DMARD): Những loại thuốc này có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp và giúp các khớp cũng như các mô khác khỏi bị tổn thương vĩnh viễn.
Phẫu thuật
Nếu các biện pháp bảo tồn không mang lại hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật.
- Phẫu thuật nội soi khớp để sửa chữa khớp. Bề mặt khớp có thể được làm phẳng hoặc sắp xếp lại để giảm đau và cải thiện chức năng.
- Phẫu thuật thay khớp giúp loại bỏ khớp đã bị hư hỏng và thay thế bằng khớp nhân tạo. Các khớp thường được thay thế nhất là khớp hông và khớp đầu gối.
Phương pháp khác
Nhiều bệnh nhân cũng sử dụng một số biện pháp điều trị thay thế như:
- Châm cứu
- Uống thực phẩm chức năng có chứa hoạt chất glucosamine, chondroitin, hoặc dầu cá
- Tập yoga và thái cực quyền
- Massage làm tăng lưu lượng máu và làm ấm các khớp bị ảnh hưởng, tạm thời làm giảm đau
- Giảm cân: Trọng lượng dư thừa gây thêm căng thẳng cho các khớp chịu trọng lượng. Giảm cân có thể làm tăng khả năng vận động và hạn chế chấn thương khớp trong tương lai.
- Tập thể dục thường xuyên giúp giữ cho khớp linh hoạt. Bơi lội và thể dục nhịp điệu dưới nước có thể là những lựa chọn tốt.
- Chườm nóng hoặc lạnh: Miếng chườm ấm hoặc túi nước đá có thể làm giảm đau ở khớp bị viêm.
- Dùng thiết bị hỗ trợ như gậy, miếng lót giày, xe tập đi, bệ toilet nâng cao… có thể giúp bảo vệ khớp và cải thiện khả năng thực hiện các công việc hàng ngày.
Phòng khám Chấn thương chỉnh hình
Với số lượng bệnh nhân đến thăm khám tại Phòng khám Chấn thương chỉnh hình ngày càng gia tăng, Bệnh viện Đức Khang liên tục phát triển, quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình giỏi, có nhiều năm công tác tại các bệnh viện công lập như Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình TP.HCM, bệnh viện Quân Y, bệnh viện Chợ Rẫy… cũng như cải thiện cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị thủ thuật, phẫu thuật hiện đại phục vụ cho công tác khám, chẩn đoán và điều trị.
Bệnh viện Đức Khang chuyên khám và điều trị các bệnh lý Chấn thương chỉnh như:
- Gãy xương, trật khớp chi trên, chi dưới, xương chậu
- Đứt dây chằng khớp gối (đứt dây chằng chéo trước, đứt dây chằng chéo sau)
- Các bệnh lý viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm do vảy nến, bệnh gout, bệnh xương khớp ở người cao tuổi
- Phẫu thuật nội soi khớp, thay khớp (phẫu thuật nội soi khớp vai, khớp gối và thay khớp gối, khớp háng…).
- Điều trị bệnh lý về cột sống: đau lưng, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai xương, loãng xương, căng cơ dây chằng, vẹo cột sống, đau thần kinh tọa…
- Bệnh lý về tay và cổ tay: hội chứng ống cổ tay, ngón tay lò xo, bong gân, thoái hóa khớp, viêm bao gân hoạt dịch DeQuervain, u bàn tay, cổ tay…
- Phẫu thuật nội soi các chấn thương do hoạt động thể thao: rách sụn chêm khớp gối, đứt dây chằng.
- Điều trị tổn thương phần mềm do vết bỏng, vết thương.
- Rút/ tháo dụng cụ
- Nắn xương, bó bột
- Chăm sóc vết thương sau phẫu thuật chấn thương chính hỉnh
Đặt hẹn khám và phẫu thuật Chấn thương chỉnh hình
Điền thông tin vào phiếu đặt hẹn TẠI ĐÂY
Gọi vào Hotline Bệnh Viện 0903.056.132
Trực tiếp đến đăng ký khám tại Bệnh viện Đức Khang
500 Ngô Gia Tự, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 1)
129A Nguyễn Chí Thanh, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 2)
Nguồn tham khảo
- Arthritis. Mayo Clinic. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/arthritis/symptoms-causes/syc-20350772