Đứt dây chằng đầu gối: Phân loại chấn thương dây chằng và điều trị

Đứt dây chằng đầu gối: Phân loại chấn thương dây chằng và điều trị

Khớp gối bao gồm khớp chày đùi (là khớp giữa xương đùi bên trên và xương chày bên dưới) và khớp chè đùi ( là khớp giữa xương bánh chè và mặt khớp xương đùi). Có 4 loại dây chằng giúp giữ vững khớp gối, đó là:

  • Dây chằng chéo trước (Anterior Cruciate Ligament)
  • Dây chằng chéo sau (Posterior Cruciate Ligament)
  • Dây chằng bên trong (Medial Collateral Ligament)
  • Dây chằng bên ngoài (Lateral Collateral Ligament)
Đứt dây chằng đầu gối: Phân loại chấn thương dây chằng và điều trị

Các loại chấn thương/ đứt dây chằng đầu gối

Chấn thương dây chằng chéo trước

Chấn thương dây chằng chéo trước là tổn thương thường gặp nhất ở đầu gối, xảy ra khi chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng bầu dục và bóng rổ. Nguyên nhân là do dây chằng chéo trước rất dễ bị tổn thương khi gối xoay đột ngột hoặc chịu lực tác động lớn từ sau tới. Ngoài ra, đứt dây chằng chéo trước cũng có thể do chấn thương liên quan đến tai nạn giao thông, tai nạn lao động, té ngã…

Mức độ nghiêm trọng có thể từ bong gân nhẹ đến đứt hoàn toàn dây chằng chéo trước. Đứt dây chằng chéo trước thường phải điều trị bằng phẫu thuật.

Chấn thương dây chằng chéo sau

Chấn thương dây chằng chéo sau là loại chấn thương ít gặp nhất ở đầu gối, thường xảy ra do chấn thương trực tiếp hoặc ngã khuỵu gối. Hầu hết chấn thương dây chằng chéo sau sẽ lành mà không cần phẫu thuật.

Chấn thương dây chằng chéo trong hoặc ngoài

Chấn thương dây chằng bên trong hoặc dây chằng bên ngoài có thể là bong gân hoặc đứt dây chằng bên trong hoặc bên ngoài đầu gối. Nó thường là hậu quả của một chấn thương xảy ra khi tham gia hoạt động gây nặng nề cho đầu gối, chẳng hạn như trượt tuyết. Hầu hết các chấn thương dây chằng bên trong hoặc dây chằng bên ngoài sẽ hồi phục mà không cần phẫu thuật.

Dấu hiệu nhận biết dây chằng bị đứt

Bệnh nhân có những dấu hiệu sau cần nhanh chóng đến bệnh viện để khám và điều trị sớm chấn thương dây chằng:

  • Đầu gối tạo ra âm thanh lục cục ở khu vực bị thương
  • Có biến dạng rõ ràng ở đầu gối hoặc chân
  • Đầu gối bị đau và/hoặc sưng lên
  • Đầu gối bị yếu hoặc oằn xuống
  • Không thể uốn cong hoặc duỗi thẳng hoàn toàn đầu gối của mình.
  • Đi bộ hoặc di chuyển chân trở nên khó khăn

Chẩn đoán chấn thương dây chằng

Chụp X-quang: để loại trừ gãy xương.

Chụp cộng hưởng từ MRI: tìm thấy tổn thương ở cả mô mềm, bao gồm dây chằng, gân, sụn, và xương. Chụp MRI thường được chỉ định nếu triệu chứng không cải thiện sau vài tuần điều trị bảo tồn hoặc nếu có chấn thương nặng, nghi ngờ tổn thương nặng nội khớp.

Nội soi khớp: được sử dụng để chẩn đoán và điều trị các vấn đề về khớp, tìm ra các bệnh về xương và khối u, đồng thời tìm ra nguyên nhân gây đau và viêm xương.

Điều trị chấn thương dây chằng

Việc điều trị phụ thuộc vào triệu chứng, tuổi tác, sức khỏe của bệnh nhân cũng như tình trạng nghiêm trọng của chấn thương. Đứt dây chằng nhẹ: nghỉ ngơi, giảm đau bằng thuốc, chườm đá để giảm sưng.

Đứt dây chằng nặng: đeo nẹp đầu gối, phẫu thuật chấn thương chỉnh hình (mổ hở hoặc mổ nội soi tùy tình trạng bệnh).

Điều Trị Đứt Dây Chằng Chéo Trước

Chấn Thương Nhẹ

Điều trị chấn thương dây chằng nhẹ bao gồm nghỉ ngơi, chườm đá, mang nẹp đầu gối tập các bài phục hồi chức năng để giúp bệnh nhân lấy lại sức mạnh và sự ổn định ở khớp gối, hoặc phẫu thuật để tái tạo dây chằng bị đứt.

Đứt Một Phần Dây Chằng Chéo Trước

Bệnh nhân bị đứt một phần dây chằng chéo trước có thể hồi phục với phương pháp tập phục hồi chức năng trong thời gian ít nhất 3 tháng. Tuy nhiên, một số bệnh nhân bị đứt một phần dây chằng vẫn có thể còn nhiều triệu chứng không ổn định, cần được theo dõi lâm sàng chặt chẽ và được chỉ định một liệu trình vật lý trị liệu hoàn chỉnh.

Đứt Hoàn Toàn Dây Chằng Chéo Trước

Đa số trường hợp đứt hoàn toàn dây chằng chéo trước được điều trị bằng phẫu thuật tái tạo dây chằng. Khi bị đứt hoàn toàn dây chằng, bệnh nhân không thể tham gia các môn thể thao, thậm chí nhiều người không thể vận động, đi bộ như bình thường.

Khoảng một nửa số ca chấn thương dây chằng chéo trước xảy ra kết hợp với tổn thương sụn chêm, sụn khớp (sụn trơn bao phủ các đầu xương) hoặc các dây chằng khác. Tổn thương thứ cấp (có liên quan) xảy ra ở những bệnh nhân bị mất ổn định lặp đi lặp lại do chấn thương dây chằng chéo trước. Với tình trạng mất ổn định mãn tính, phần lớn bệnh nhân sẽ bị tổn thương sụn khớp khoảng 10 năm trở về sau khi bị chấn thương ban đầu.

Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước

Để đánh giá chấn thương dây chằng đầu gối, hãy đặt hẹn khám với bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để được điều trị kịp thời, tránh để lại biến chứng về sau. Phẫu thuật cũng có thể cần thiết để phục hồi đầy đủ khả năng vận động của người bệnh. Mục tiêu điều trị của Bệnh viện Đức Khang là khôi phục tổn thương của đầu gối, làm giảm bớt đau đớn do chấn thương, để bệnh nhân có thể quay trở lại các hoạt động mà mình yêu thích.

Phòng khám Chấn thương chỉnh hình

Với số lượng bệnh nhân đến thăm khám tại Phòng khám Chấn thương chỉnh hình ngày càng gia tăng, Bệnh viện Đức Khang liên tục phát triển, quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình giỏi, có nhiều năm công tác tại các bệnh viện công lập như Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình TP.HCM, bệnh viện Quân Y, bệnh viện Chợ Rẫy… cũng như cải thiện cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị thủ thuật, phẫu thuật hiện đại phục vụ cho công tác khám, chẩn đoán và điều trị.

Bệnh viện Đức Khang chuyên khám và điều trị các bệnh lý Chấn thương chỉnh như:

  • Gãy xương, trật khớp chi trên, chi dưới, xương chậu
  • Đứt dây chằng khớp gối (đứt dây chằng chéo trước, đứt dây chằng chéo sau)
  • Các bệnh lý viêm khớp: viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến, viêm khớp phản ứng, bệnh gout, bệnh xương khớp ở người cao tuổi
  • Phẫu thuật nội soi khớp, thay khớp (phẫu thuật nội soi khớp vai, khớp gối và thay khớp gối, khớp háng…).
  • Điều trị bệnh lý về cột sống: đau lưng, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai xương, loãng xương, căng cơ dây chằng, vẹo cột sống, đau thần kinh tọa…
  • Bệnh lý về tay và cổ tay: hội chứng ống cổ tay, ngón tay lò xo, bong gân, thoái hóa khớp, viêm bao gân hoạt dịch DeQuervain, u bàn tay, cổ tay…
  • Phẫu thuật nội soi các chấn thương do hoạt động thể thao: rách sụn chêm khớp gối, đứt dây chằng.
  • Điều trị tổn thương phần mềm do vết bỏng, vết thương.
  • Rút/ tháo dụng cụ
  • Nắn xương, bó bột
  • Chăm sóc vết thương sau phẫu thuật chấn thương chính hỉnh
BS CKII Đoàn Thị Nhủ – Bàn Tay Vàng Trong Phẫu Thuật Chấn Thương Chỉnh Hình

BS Nhủ đã có hơn 30 năm kinh nghiệm phẫu thuật tại Khoa Chấn thương chỉnh hình của Bệnh viện Quân Y 7A. Hiện nay BS Nhủ là bác sĩ phẫu thuật cao cấp tại Bệnh viện Đức Khang, trực tiếp thực hiện thành công hàng ngàn ca phẫu thuật từ lớn đến nhỏ như: phẫu thuật kết hợp xương, thay khớp háng – khớp gối nhân tạo, nội soi khớp, chấn thương cột sống, phẫu thuật đứt dây chằng, tạo hình thẩm mỹ.

Đứt dây chằng đầu gối: Phân loại chấn thương dây chằng và điều trị
Đặt hẹn khám và phẫu thuật Chấn thương chỉnh hình

 Điền thông tin vào phiếu đặt hẹn TẠI ĐÂY

 Gọi vào Hotline Bệnh Viện 0903.056.132

 Trực tiếp đến đăng ký khám tại Bệnh viện Đức Khang

500 Ngô Gia Tự, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 1)

129A Nguyễn Chí Thanh, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 2)

Nguồn tham khảo

  1. Knee ligament injuries: Causes, symptoms & treatment. UW Medicine. Retrieved March 17, 2023, from https://www.uwmedicine.org/conditions-symptoms/bone-joint-muscle/knee-ligament-injuries
  2. Đứt dây chằng khớp gối và tổn thương sụn chêm. MSD Manual. Retrieved March 17,2023, from https://www.msdmanuals.com/vi-vn/chuyên-gia
Quay lại
Chia sẻ:

Bài Viết Liên Quan