Tương tác giữa thuốc và thảo dược - Bệnh viện Đức Khang

Tương tác giữa thuốc và thảo dược

Dùng thuốc tân dược để điều trị bệnh đồng thời cùng với các loại thảo dược sẽ khó tránh khỏi tình trạng bị tương tác thuốc, thậm chí gây nguy hiểm. Không phải thảo dược tự nhiên nào cũng an toàn. Ngay cả các loại thảo dược phổ biến cũng có thể gây tương tác với thuốc tân dược. Do đó, đối với thuốc có nguồn gốc thảo dược, người dùng cần sử dụng một cách thận trọng

Dưới đây là danh sách một số loại thảo dược có khả năng gây tương tác với nhiều loại thuốc tân dược khác nhau.

Mao lương hoa vàng (hải cẩu vàng) – Goldenseal

Mao lương hoa vàng, hay hải cẩu vàng, đã được chứng minh là có tác dụng ức chế hai enzyme chuyển hóa là CYP2D6 và CYP3A4, chịu trách nhiệm chuyển hóa hơn một nửa số dược phẩm hiện đang được sử dụng. Mặc dù một số kết hợp thuốc với Goldenseal có thể an toàn, cho đến khi dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng tiếp theo ở người có sẵn, các bác sĩ nên khuyến nghị bệnh nhân không nên sử dụng Goldenseal kết hợp với hầu hết các loại thuốc khác.

Tóm lại, không được dùng Goldenseal chung với thuốc tân dược, bao gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn.

St. John’s wort

St. John’s wort(Hypericum perforatum) đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy làm giảm nồng độ của thuốc cyclosporine (Sandimmune), tacrolimus, warfarin, chất ức chế protease, irinotecan (Camptosar), theophylline, digoxin, venlafaxine và thuốc tránh thai đường uống. Vì vậy, bệnh nhân nên tránh sử dụng đồng thời St. John’s wort với các loại thuốc tân dược (kể cả thuốc kê đơn và không kê đơn) vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc điều trị.

Cây bạch quả – Ginkgo (Ginkgo biloba)

Ginkgo có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt là khi kết hợp với thuốc chống tiểu cầu hoặc thuốc chống đông máu. Vì vậy, không được sử dụng Ginkgo đồng thời với thuốc chống đông máu warfarin vì làm tăng nguy cơ chảy máu.

Nhân sâm châu Á – Ginseng Asian

Nhân sâm châu Á đã được chứng minh trong một nghiên cứu là kích thích enzyme CYP3A4, làm giảm hiệu quả của nhiều loại thuốc, bao gồm thuốc chẹn kênh canxi, nhiều loại thuốc hóa trị, thuốc HIV, một số loại thuốc hạ huyết áp, thuốc statin, cũng như một số thuốc chống trầm cảm. Vì lý do này, nên tránh sử dụng nhân sâm Châu Á, bao gồm các sản phẩm có chứa nhân sâm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, cùng với hầu hết các loại thuốc.

Tuy nhiên, một số thử nghiệm trên người đã chứng minh rằng nhân sâm châu Á không có tác dụng đối với CYP1A2, CYP2D6, CYP2E1 hoặc P-gp, vì vậy các loại thuốc được chuyển hóa bởi các enzyme này có thể an toàn khi dùng đồng thời với nhân sâm châu Á.

Bênh nhân đang dùng thuốc chống đông máu bằng warfarin nên tránh dùng nhân sâm châu Á vì có thể làm giảm hiệu quả của thuốc warfarin.

Cây kế sữa – Milk Thistle

Cây kế sữa (Silybum marianum) có thể làm giảm nồng độ của các loại thuốc được chuyển hóa bởi CYP2C9 như losartan, warfarin, phenytoin và diazepam.

Mao lương – Black cohosh

Mao lương đã được chứng minh trong một số thử nghiệm lâm sàng ở người là không có tác dụng quan trọng về mặt lâm sàng đối với nhiều enzyme CYP và P-gp.13–15. Tuy nhiên, có mối lo ngại tiềm ẩn về tương tác với enzyme OATP2B1 nên có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc như amiodarone, fexofenadine (Allegra), glyburide và thuốc thuộc nhóm  statin (thuốc điều trị mỡ máu như atorvastatin, simvastatin, rosuvastatin…).

Nguồn
  1. Common Herbal Dietary Supplement–Drug Interactions. American Family Physicians. https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/2017/0715/p101.html 
Quay lại
Chia sẻ: