Nếu đang lo lắng về nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, bạn có thể tự hỏi liệu có những biện pháp nào có thể thực hiện để giúp ngăn ngừa căn bênh ung thư này không. Có một số yếu tố nguy cơ là không thể thay đổi, ví dụ như tiền sử gia đình (trong gia đình có người thân đã từng bị ung thư vú). Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi lối sống để làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Tôi có thể làm gì để giảm nguy cơ ung thư vú?
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thay đổi lối sống lành mạnh có thể làm giảm tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú, ngay cả ở những phụ nữ có nguy cơ cao.
- Hạn chế rượu bia: Bạn càng uống nhiều rượu, nguy cơ phát triển ung thư vú càng cao. Khuyến nghị chung – dựa trên nghiên cứu về tác động của rượu đối với nguy cơ ung thư vú – là hạn chế uống quá một ly mỗi ngày, vì ngay cả một lượng nhỏ cũng làm tăng nguy cơ.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Nếu cân nặng của bạn khỏe mạnh, hãy cố gắng duy trì cân nặng đó. Nếu bạn cần giảm cân, hãy hỏi bác sĩ về các phương pháp giảm cân lành mạnh. Giảm số lượng calo bạn ăn mỗi ngày và từ từ tăng cường độ tập thể dục.
- Tăng cường hoạt động thể chất: Hoạt động thể chất giúp bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh, ngăn ngừa ung thư. Hầu hết những người trưởng thành khỏe mạnh nên tập ít nhất 150 phút một tuần cho hoạt động aerobic vừa phải, hoặc 75 phút cho hoạt động aerobic mạnh hàng tuần, cộng với các bài tập rèn luyện sức mạnh ít nhất hai lần một tuần.
- Cho con bú: Cho con bú có thể đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa ung thư vú. Bạn cho con bú càng lâu thì tác dụng bảo vệ càng lớn.
- Hạn chế liệu pháp hormone sau mãn kinh: Liệu pháp hormone kết hợp có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Hãy tư vấn với bác sĩ của bạn về những rủi ro và lợi ích của liệu pháp hormone, tìm phương pháp kiểm soát các triệu chứng sau mãn kinh bằng các liệu pháp và thuốc không dùng nội tiết tố. Nếu bác sĩ thấy rằng lợi ích của liệu pháp hormone ngắn hạn lớn hơn rủi ro, hãy sử dụng liều thấp nhất có thể và tiếp tục để bác sĩ theo dõi trong khoảng thời gian bạn dùng thuốc hormone.
Chế độ ăn uống lành mạnh có thể ngăn ngừa ung thư vú không?
Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư, cũng như bệnh đái tháo đường, bệnh tim, và đột quỵ. Ví dụ, những phụ nữ ăn chế độ ăn Địa Trung Hải (Mediterranean diet) bổ sung dầu ô liu nguyên chất và các loại hạt hỗn hợp, có ít nguy cơ mắc ung thư vú. Chế độ ăn Địa Trung Hải tập trung chủ yếu vào thực phẩm có nguồn gốc thực vật, chẳng hạn như trái cây và rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và quả hạch. Những người theo chế độ ăn Địa Trung Hải này chọn chất béo lành mạnh, chẳng hạn như dầu ô liu, thay vì bơ và ăn cá thay vì thịt đỏ.
Duy trì cân nặng khỏe mạnh cũng là một yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư vú.
Có mối liên hệ giữa thuốc tránh thai và ung thư vú không?
Có một số bằng chứng cho thấy phương pháp tránh thai nội tiết tố (hormonal contraception), bao gồm thuốc tránh thai và vòng tránh thai giải phóng hormone (IUD), làm tăng nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, rủi ro này được coi là rất nhỏ và nó sẽ giảm sau khi bạn ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết tố.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy mối liên quan giữa việc sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố và ung thư vú đã xác định rằng cứ 7.690 phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố trong ít nhất một năm thì có thể mắc thêm một bệnh ung thư vú. Thảo luận về các lựa chọn tránh thai của bạn với bác sĩ. Ngoài ra, hãy xem xét các lợi ích của biện pháp tránh thai nội tiết tố, chẳng hạn như kiểm soát chảy máu kinh nguyệt, ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn và giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác, bao gồm ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng.
Hãy thảo luận về các lựa chọn tránh thai của bạn với bác sĩ. Ngoài ra, cần xem xét các lợi ích của biện pháp tránh thai nội tiết tố, chẳng hạn như kiểm soát chảy máu kinh nguyệt, ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn và giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác, bao gồm ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng.
Hãy quan tâm đến việc phát hiện sớm ung thư vú. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào ở ngực, chẳng hạn như có khối u mới hoặc thay đổi trên da, hãy tham khảo ngay ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, hãy hỏi bác sĩ của bạn về việc tầm soát ung thư, khi nào nên chụp nhũ ảnh và thực hiện các sàng lọc khác dựa trên lịch sử cá nhân của bạn.
Đội ngũ bác sĩ
BS CKII Trịnh Thanh Mai
BS Trần Quang Thuận
BS CKII Phạm Thị Chải
BS CKII Nguyễn Thị Thu Hà
Ths BS Nguyễn Nữ Bảo Chiêu
BS CKII Nguyễn Thị Dững
Đặt hẹn với Khoa khám bệnh
Điền thông tin vào phiếu đặt hẹn TẠI ĐÂY
Gọi vào Hotline Bệnh Viện 0903.056.132
Trực tiếp đến đăng ký khám tại Bệnh viện Đức Khang
500 Ngô Gia Tự, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 1)
129A Nguyễn Chí Thanh, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 2)
Nguồn tham khảo
- Breast cancer prevention: How to reduce your risk. Mayo Clinic. https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/womens-health/in-depth/breast-cancer-prevention/art-20044676 (accessed March 30th, 2023)