Hướng dẫn nhịn ăn uống trước phẫu thuật - Bệnh viện Đức Khang

Hướng dẫn nhịn ăn uống trước phẫu thuật

Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 181/QĐ-BYT 2024 hướng dẫn nhịn ăn uống và cung cấp carbohydrate trước phẫu thuật chương trình, cụ thể như sau:

Bước 1: Bác sỹ gây mê khám người bệnh ở khoa lâm sàng ngày trước phẫu thuật

– Xác định và ghi hồ sơ bệnh án có hay không có chỉ định cung cấp carbohydrate

– Tư vấn người bệnh và gia đình hiểu, hợp tác thực hiện nhịn ăn uống và cung cấp carbohydrate

Bước 2: Bác sỹ lâm sàng và điều dưỡng khoa lâm sàng

– Hỗ trợ tư vấn người bệnh và gia đình về nhịn ăn uống và cung cấp carbohydrate.

– Bác sỹ lâm sàng chỉ định chế độ nhịn ăn uống và cung cấp carbohydrate cho người bệnh (loại, lượng uống, thời gian uống phù hợp).

– Điều dưỡng thực hiện và giám sát chế độ nhịn ăn uống và cung cấp carbohydrate theo chỉ định của bác sỹ lâm sàng, ghi vào hồ sơ thời gian uống để kíp gây mê nắm thông tin khi người bệnh đến phòng phẫu thuật.

– Bác sỹ dinh dưỡng tư vấn, khuyến cáo cho người bệnh và bác sỹ, điều dưỡng khác về chế độ dinh dưỡng đặc biệt cần lưu ý.

Bước 3: Cách thực hiện

(1) Nhịn ăn uống trước phẫu thuật chương trình theo công thức 2 – 4 – 6 – 8

Loại thức ăn Thời gian nhịn tối thiểu
Dịch uống trong suốt 2 giờ
Sữa mẹ 4 giờ
Sữa công thức, ăn nhẹ (thức ăn đặc tinh bột) 6 giờ
Thức ăn đặc bình thường có thịt hoặc mỡ hoặc rau, xơ 8 giờ

(2) Uống dịch trong suốt carbohydrate trước phẫu thuật chương trình

* Tối ngày trước phẫu thuật: Uống dần 2 khẩu phần từ sau ăn tối đến khi đi ngủ.

* Trong ngày phẫu thuật:

– Không cần truyền dịch bổ sung nước, điện giải, năng lượng khi chờ phẫu thuật

– Uống 1 khẩu phần theo một trong hai cách sau đây:

Cách 1. Theo lịch phẫu thuật:

  • Trước 6 giờ sáng nếu phẫu thuật trước 12 giờ
  • Trước 10 giờ 30 phút nếu phẫu thuật sau 12 giờ
  • Trước 16 giờ nếu phẫu thuật trì hoãn sau 18 giờ.

Cách 2. Kết thúc uống tối thiểu 2 giờ trước phẫu thuật.

Bước 4: Bác sỹ gây mê kiểm tra thời gian người bệnh ăn uống ngay trước khi gây mê, gây tê, an thần tĩnh mạch và xử trí phù hợp khi nghi ngờ dạ dày đầy.

hướng dẫn một số người bệnh đặc biệt khi nạp dịch trong suốt vào cơ thể

– Người bệnh không dung nạp, từ chối hoặc khi không sẵn có loại dịch giàu carbohydrate: Khuyến khích uống dịch trong suốt khác hợp với sở thích.

– Trẻ em: Uống theo nhu cầu bất cứ loại dịch trong suốt nào hợp với sở thích, ưu tiên lựa chọn loại cung cấp thêm năng lượng và điện giải. Trẻ > 16 tuổi uống dịch trong suốt carbohydrate như đối với người lớn.

– Người đái đường đã kiểm soát:

+ tip 1 uống 1/2 lượng carbohydrate (50 g tối hôm trước và 25 g vào ngày phẫu thuật);

+ típ 2 uống như người bệnh không đái đường.

– Người bệnh béo phì, sản phụ chưa chuyển dạ uống như với người bệnh khác

– Sản phụ đang chuyển dạ: dù ăn uống hay nhịn vẫn coi là dạ dày đầy, ưu tiên gây tê vùng khi cần phẫu thuật lấy con cấp cứu, khởi mê nhanh (RSI) nếu gây mê.

– Thủ thuật chương trình dưới gây mê, an thần tĩnh mạch, tê vùng: Áp dụng như phẫu thuật chương trình.

Quay lại
Chia sẻ:

Bài Viết Liên Quan