Dinh dưỡng ở người bệnh lọc màng bụng - Bệnh viện Đức Khang

Dinh dưỡng ở người bệnh lọc màng bụng

Chế độ dinh dưỡng trong lọc màng bụng

Thận khỏe mạnh giúp cân bằng muối và khoáng chất trong máu, chẳng hạn như canxi, phospho, natri và kali. Lọc màng bụng có thể loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể của bệnh nhân, nhưng lại không thể duy trì sự cân bằng hoàn hảo như người khỏe mạnh. Chế độ ăn uống của bệnh nhân khi đang điều trị bằng phương pháp lọc máu có ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu quả của việc điều trị. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân lọc màng bụng có thể ít nghiêm ngặt hơn so với người đang chạy thận. Nguyên nhân là do lọc màng bụng được thực hiện mỗi ngày, nên ít có thời gian để chất thải và chất lỏng tích tụ giữa các lần điều trị so với giữa các lần chạy thận nhân tạo.

Dinh dưỡng ở người bệnh lọc màng bụng

Ảnh hưởng của lọc màng bụng lên tình trạng dinh dưỡng và chuyển hóa

  1. Hấp thu dưỡng chất

Lượng glucose hấp thu mỗi ngày thay đổi từ 10 – 180g. Số lượng thực sự phụ thuộc vào kê đơn thẩm phân và tốc độ vận chuyển qua màng bụng của mỗi người bệnh, nghĩa là tỉ lệ thuận với thể tích dịch ngâm, thời gian ngâm dịch và người bệnh có tốc độ vận chuyển cao.

Bình thường sự hấp thu glucose góp vào 20 – 30% tổng năng lượng mỗi ngày.

Sự hấp thu glucose đi kèm với tăng insulin máu và có thể gây tăng cân, chủ yếu là tăng khối lượng mỡ.

2. Biến dưỡng lipid

Người  bệnh lọc màng bụng  có  nồng  độ  cholesterol,  LDL-C, Triglycerid, Cipolypoprotein, Leptin và resistin cao  hơn người bệnh đang chạy thận nhân tạo. Giả thuyết cho rằng tăng insulin máu do hấp thu glucose có thể làm tăng tổng hợp gan và tăng bài tiết VLDL, đồng thời sự mất đạm qua màng bụng sẽ kích thích gan tổng hợp albumin và các protein khác (bao gồm lipoprotein và cholesterol). Rối loạn lipid máu đòi hỏi phải được theo dõi chặt chẽ.

3. Sự làm trống dạ dày

Người lọc màng bụng có thời gian làm trống dạ dày kéo dài hơn do việc ngâm dịch trong ổ bụng. Tuy nhiên, nhiều người bệnh không có triệu chứng chán ăn.

4. Sự mất chất dinh dưỡng

Mỗi lần trao đổi dịch lọc, protein huyết tương di chuyển vào khoang màng bụng theo khuynh độ nồng độ và mất đi lượng protein mỗi ngày khác nhau từ 2 – 15g/ ngày, tùy người bệnh. Đa số protein mất qua dịch lọc là albumin, các  protein khác gồm IgG, IgA, α2 MaccroAlbumin, β2  microglobumin, và các acid amin.

Có rất ít Vitamin tan trong dầu có trong dịch lọc như vitamin A, E, K hoặc caroteinoids. Không có sự mất đáng kể sắt, đường, nhôm, kẽm hoặc magiesum.

5. Ảnh hưởng của tốc độ vận chuyển dịch qua màng bụng

Tốc độ vận chuyển phụ thuộc vào diện tích màng bụng (PET).

Nguy cơ tử vong cao hơn ở nhóm giảm albumin máu hoặc suy dinh dưỡng nặng dạng protein do mất protein qua phúc mạc ở người có tính thấm màng bụng cao.

6. Ảnh hưởng của viêm phúc mạc

Viêm phúc mạc là biến chứng quan trọng nhất của lọc màng bụng. Những đợt viêm phúc mạc làm gia tăng tạm thời tính thấm mạch máu => mất protein 10 – 25g/ ngày và làm giảm lượng protein ăn vào do bệnh lý, đồng thời làm mất Alb, Pre- alb, 25-OH, Vit P và Calci.

7. Sự quan trọng của chức năng thận tồn lưu

Có sự liên hệ trực tiếp giữa chức năng thận tồn lưu  với mức độ suy dinh dưỡng năng lượng protein và tử vong cũng như việc hấp thu các chất Vitamin B, Vitamin C, Acid folic.

Lời khuyên dinh dưỡng cho người bệnh lọc màng bụng

  1. Năng lượng

Người < 60 tuổi cần 35 kcal/kg/ngày

Người > 60 tuổi cần 30 – 35 kcal/kg/ngày

  1. Protein

Protein dùng để cân bằng chuyển hóa, cần 1,2 – 1,3g/kg/ngày. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích hầu hết những người lọc màng bụng nên dùng protein chất lượng cao. Protein chất lượng cao có trong các loại thịt, thịt gia cầm, cá và trứng. Nên tránh dùng các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích và các thực phẩm đóng hộp vì chúng chứa nhiều natri và phospho.

  1. Natri

Người bệnh lọc màng bụng dễ bị dư nước nên cần hạn chế lượng Na ăn vào. Để hạn chế natri, hãy cố gắng tự nấu ăn thay vì mua thực phẩm chế biến sẵn. Hãy thường xuyên mua thực phẩm tươi sống, tự nấu ăn và sử dụng các loại gia vị, thảo mộc, hạt nêm thay cho muối. Nếu dùng thực phẩm đóng hộp, nên tìm các sản phẩm có nhãn “hàm lượng natri thấp” và rửa sạch thực phẩm đóng hộp để loại bỏ bớt muối.

  1. Kali

Một phần ba số người bệnh lọc màng bụng bị hạ kali máu thường gặp do thể tích lọc lớn và ăn không đủ. Do đó người bệnh lọc màng bụng cần ăn kali nhiều hơn người bệnh chưa lọc máu hoặc chạy thận nhân tạo. Một số thực phẩm có chứa nhiều kali như chuối, cam, chanh, nhãn khô, vải khô, mít, lựu, na, ổi, hồng bì, táo ta, mận, bưởi, đu đủ, mơ…

5. Phospho

Quá nhiều phospho trong máu làm cho xương bị yếu và dễ gãy, cũng làm cho da bị ngứa. Lọc màng bụng có thể không loại bỏ đủ lượng phospho khỏi cơ thể của bệnh nhân, vì vậy họ cần hạn chế các loại thực phẩm có nhiều phospho. Chức năng  thận  tồn lưu  càng thấp  càng phải  hạn  chế lượng phospho nhập vào. Thịt gia cầm, cá, quả hạch, bơ đậu phộng, đậu khô, trà, các sản phẩm từ sữa, và các thực phẩm đóng hộp có chưa hàm lượng phospho cao.

Bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân dùng chất kết dính phospho để kiểm soát phospho trong máu. Các chất kết dính phospho phổ biến bao gồm sevelamer, calcium acetate, lanthanum carbonate, and calcium carbonate. Những loại thuốc này liên kết với phospho có trong thức ăn và ngăn không cho nó hấp thụ.

6. Canxi

Có 3 nguồn hấp thụ canxi, đó là: Canxi trong dịch lọc 3,5mEq/ l, Canxi từ các thuốc kết hợp phosphate có canxi phosphate, và dùng vitamin.

7.  Vitamin và khoáng chất

Người lọc màng bụng thường không có đủ vitamin và khoáng chất do mất qua dịch lọc và phải hạn chế dùng một số loại thực phẩm. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất đặc biệt dành cho những người bị suy thận.

Cảnh báo: Không bao giờ được tự ý mua dùng các chất bổ sung vitamin và khoáng chất vì một số loại có thể gây hại cho thận. Vì lý do an toàn, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ điều trị của mình trước khi dùng bất kỳ loại thuốc, chất bổ sung vitamin, khoáng chất, thực phẩm chức năng, hay men vi sinh nào.

Bảng 1. Lượng dinh dưỡng được khuyên dùng ở người bệnh lọc màng bụng
Loại Lượng khuyên dùng/ngày
Vitamin tan trong nước
Vitamin C 60mg
Folate 180 – 200µg
Thiamin 1 – 1,5mg
Riboflavi 1,2 – 1,7mg
Niacin 15 – 20mg niacin equivalents (NE)
Vitamin B6 5mg
Vitamin B12 2µg
Vitamin tan trong dầu
Vitamin A 800 – 100µg retinol equivalents (RE)
Vitamin D 5µg
Vitamin E 8 – 10mg tocopherol equivalents (TE)
Vitamin K 65 – 80µg
Yếu tố vi lượng và khoáng chất
Calcium 800mg
Phospho 800mg
Sắt 10 – 15mg
Selenium 55 – 70µg
Kẽm 12 – 15mg

Lọc màng bụng tại Bệnh viện Đức Khang

Với định hướng phát triển sâu về chuyên khoa Nội thận, Bệnh viện Đức Khang đã triển khai nhiều dịch vụ điều trị suy thận sử dụng công nghệ tiên tiến, giúp người bệnh có thêm nhiều sự lựa chọn trong quá trình điều trị. Trong các phương pháp điều trị suy thận giai đoạn cuối, lựa chọn phổ biến được các bác sĩ chuyên khoa Nội thận tư vấn và chỉ định hiện nay là kỹ thuật Lọc màng bụng, hay còn gọi là Thẩm phân phúc mạc.

Người bệnh suy thận nên đến thăm khám tại Bệnh viện Đức Khang để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn phương pháp điều trị suy thận tối ưu nhất cho mình. Việc chọn điều trị bằng phương thức nào tùy vào điều kiện của từng người bệnh (lối sống, nghề nghiệp, nơi cư trú, sự hỗ trợ của gia đình và xã hội…) cũng như đảm bảo được lọc máu qua màng bụng đủ liều.

Việc thực hiện lọc màng bụng tại nhà có thể khiến người bệnh cảm thấy lo lắng, nhưng thực ra đây là một quá trình có thể kiểm soát được. Hầu hết người bệnh đều có thể thực hiện lọc màng bụng nếu được đào tạo đúng kỹ thuật. Khi đã chọn phương pháp lọc màng bụng, nhân viên y tế của Bệnh viện, bao gồm bác sĩ và điều dưỡng, sẽ đào tạo những kỹ thuật cần thiết để bệnh nhân có thể tự lọc máu tại nhà, như kỹ thuật thay dịch lọc, thứ tự các bước tiến hành, vệ sinh cathter, và các phương pháp phòng chống nhiễm khuẩn. Bác sĩ chuyên khoa Nội thận sẽ đánh giá hiệu quả điều trị của phương pháp lọc màng bụng thông qua các lần thăm khám và làm xét nghiệm định kỳ của người bệnh tại Bệnh viện. Bác sĩ cũng thường xuyên đánh giá lại liều lọc máu cho bệnh nhân, đảm bảo rằng bệnh nhân vẫn đang lọc máu đủ liều và đạt được chất lượng điều trị tốt.

Tìm hiểu thêm: Lọc màng bụng

Phòng khám Nội Thận

Phòng khám Nội thận tại Bệnh viện Đức Khang quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên gia đầu ngành về, Nội tổng quát và Nội thận. Các bác sĩ không chỉ giỏi chuyên môn mà còn tận tâm với người bệnh, dành nhiều thời gian tư vấn, giải thích rõ ràng về bệnh tình cho người bệnh hiểu.

Bệnh viện Đức Khang nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát, và điều trị tất cả các bệnh lý về Nội thận như suy thận cấp,  suy thận mạnchạy thận cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối,  lupus ban đỏ,  viêm cầu thận,  hội chứng thận hư,  nhiễm trùng thận,  theo dõi sau ghép thận, và tầm soát chức năng thận.

BS CKII Phạm Thị Chải là cây đại thụ trong chuyên khoa Nội thận, đồng thời là người tiên phong triển khai phương pháp lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc) tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP. HCM. Cùng với BS CKII Nguyễn Thị Thu Hà cũng là bác sĩ chuyên khoa Nội thận có nhiều năm kinh nghiệm trong khám và điều trị tất cả các bệnh lý về thận và lọc màng bụng tại bệnh viện Chợ Rẫy.

Đặt hẹn với Phòng khám Nội Thận

 Điền thông tin vào phiếu đặt hẹn TẠI ĐÂY

 Gọi vào Hotline Bệnh Viện 0903.056.132

 Trực tiếp đến đăng ký khám tại Bệnh viện Đức Khang

500 Ngô Gia Tự, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 1)

129A Nguyễn Chí Thanh, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 2)

Nguồn tham khảo
  1. Cẩm nang lọc màng bụng. 2015. Nhà xuất bản y học.
  2. Eating and nutrition for peritoneal dialysis. National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases. Available at:  https://www.niddk.nih.gov/health-information/kidney-disease/kidney-failure/peritoneal-dialysis/eating-nutrition. Accessed May 2, 2022.
Quay lại
Chia sẻ:

Bài Viết Liên Quan