Khi nào phải chạy thận?
Lọc máu giúp làm sạch máu bằng cách loại bỏ các chất thải như creatinine, urê…ra khỏi cơ thể; loại bỏ lượng dịch thừa và duy trì vừa đủ nước cần thiết cho cơ thể, điều chỉnh rối loạn điện giải. Người bệnh suy thận mạn phải bắt đầu lọc máu khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối, lúc này chức năng thận suy giảm chỉ còn 10-15%. Hiện nay có 2 phương pháp lọc máu, đó là:
- Chạy thận nhân tạo (Hemodialysis)
- Lọc màng bụng, hay còn gọi là Thẩm phân phúc mạc (Peritoneal dialysis)
Chi phí chạy thận
Chuẩn bị chạy thận
Trước lần chạy thận đầu tiên từ vài tuần đến vài tháng, người bệnh cần thực hiện phẫu thuật tạo đường vào mạch máu, nơi máu được lấy ra để lọc trong quá trình chạy thận và sau đó đưa máu trở lại cơ thể của người bệnh. Trong số các phương pháp tạo đường vào mạch máu, phẫu thuật AVF tạo cầu nối thông động – tĩnh mạch tự thân (hay còn gọi là phẫu thuật tạo cầu tay) là lựa chọn tốt nhất để tạo đường vào mạch máu cho người bệnh cần lọc máu chu kỳ.
Trong thời gian chạy thận
Bệnh nhân sẽ phải đóng các khoản viện phí như:
- Tiền chạy thận nhân tạo
- Tiền mua thuốc tạo máu, dung dịch đạm
- Tiền mua quả lọc máu
- Xét nghiệm định kỳ mỗi tháng 1 lần
- Nếu bệnh nhân chạy thận bằng đường catheter thì cần đóng thêm phụ phí chăm sóc catheter
Liên hệ Hotline 0903.056.132 để được tư vấn chi tiết về chi phí chạy thận và phẫu thuật AVF.
Bảo hiểm y tế chi trả chi phí chạy thận
Bệnh nhân có thẻ BHYT nhà nước được giảm trừ phần được bảo hiểm chi trả. Mức giảm trừ này phụ thuộc vào mệnh giá thẻ BHYT của người bệnh. Nói cách khác, tùy theo mức độ tham gia bảo hiểm là 80%, 95% hay 100%, người bệnh sẽ được bảo hiểm chi trả theo mức tương ứng. Hiện tại, Bệnh viện Đức Khang chấp nhận thẻ BHYT đăng ký ban đầu tại mọi địa điểm trên toàn quốc.
Đối với bệnh nhân có thể BHYT tư nhân, Bệnh viện sẽ cung cấp đầy đủ hóa đơn và chứng từ cần thiết để bệnh nhân tự thanh toán lại với công ty bảo hiểm của mình.
Đơn vị lọc máu
Chăm sóc người bệnh suy thận giai đoạn cuối cần có bác sỹ chuyên khoa thận, bác sỹ dinh dưỡng, điều dưỡng chuyên về lọc máu, bác sỹ phẫu thuật AVF tạo cầu tay chạy thận, hoặc phẫu thuật đặt catheter lọc màng bụng. Đội ngũ y bác sĩ tại Bệnh viện Đức Khang sẽ giúp người bệnh lên kế hoạch điều trị lâu dài bắt đầu từ khi bệnh suy thận được chẩn đoán để phối hợp điều trị giữa các chuyên khoa. Bác sĩ sẽ giáo dục người bệnh về các phương pháp điều trị thay thế thận, đánh giá ưu và nhược điểm của từng phương pháp, cách thiết lập đường vào mạch máu để chuẩn bị chạy thận. Trước và trong quá trình lọc máu, bệnh nhân sẽ được thực hiện các xét nghiệm máu thường quy, xét nghiệm về viêm gan do virus, xét nghiệm HIV và một số xét nghiệm khác để theo dõi và đánh giá kết quả điều trị.
Bệnh viện Đức Khang nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát, và điều trị tất cả các bệnh lý về Nội thận như suy thận cấp, suy thận mạn, chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc), lupus ban đỏ, viêm cầu thận, hội chứng thận hư, nhiễm trùng thận, theo dõi sau ghép thận, xét nghiệm tầm soát chức năng thận…
Đội ngũ bác sĩ

BS CKII Trần Thanh Bình

BS CKII Phạm Thị Chải

BS Nguyễn Văn Nhựt
Đặt hẹn chạy thận nhân tạo
Điền thông tin vào phiếu đặt hẹn TẠI ĐÂY
Gọi vào Hotline 0903.056.132
Trực tiếp đến đăng ký khám tại Bệnh viện Đức Khang
500 Ngô Gia Tự, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 1)
129A Nguyễn Chí Thanh, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 2)