Chế độ ăn dành cho người suy thận

Chế độ ăn uống cho người suy thận độ 1,2,3

Chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp đóng vai trò quan trọng đối với người bệnh suy thận. Ăn đúng lượng protein, natri, kali, phospho… giúp kiểm soát sự tích tụ của chất thải trong máu của người bệnh. Điều này có nghĩa là thận của họ không phải làm việc quá sức để loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa.

Duy trì chế độ ăn với lượng dinh dưỡng cân bằng giúp người bệnh suy thận:

  • Có đủ năng lượng để thực hiện công việc hàng ngày
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng
  • Không bị mất khối lượng cơ
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Làm chậm sự tiến triển của bệnh thận
Chế độ ăn uống cho người suy thận độ 1,2,3

Chế độ ăn của người bệnh suy thận giai đoạn 1, 2, và 3 cần đảm bảo thức ăn cung cấp đủ năng lượng từ 30 đến 35 Kcal/kg/ngày:

1. Ăn đúng lượng và đúng loại protein
Lượng protein nên chiếm khoảng 10% năng lượng (khoảng 0.6 – 0.8 g/kg/ngày). Cần tăng đạm thực vật, giảm đạm động vật, ví dụ: nên ăn thịt trắng như cá, gà, ếch…. Hạn chế thịt đỏ như heo, bò…
Cơ thể cần protein để phát triển cơ bắp, sửa chữa mô, và chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, người bệnh suy thận cần theo dõi lượng protein tiêu thụ hằng ngày vì quá nhiều protein có thể gây ra sự tích tụ của chất thải trong máu mà thận đang suy yếu không thể loại bỏ được hết các chất thải này.

2. Tinh bột
Lượng tinh bột chiếm 50 – 60% năng lượng. Ưu tiên dùng các loại tinh bột ít đạm như khoai lang, khoai sọ, sắn dây, miến dong, hạn chế gạo, lúa mì, ngô (bắp)…

3. Chất béo
Lượng chất béo (lipid) chiếm 25 – 30% năng lượng. Người bệnh cần kiểm soát tốt lipid máu. Ưu tiên dùng chất béo không không bão hòa như dầu thực vật, dầu cá. Hạn chế những thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol như mỡ heo, da gà…

4. Kali
Kali hoạt động với các cơ, bao gồm cả tim. Quá nhiều hoặc quá ít kali trong máu đều có thể gây nguy hiểm. Lượng kali của bệnh nhân suy thận cần dựa trên mức độ hoạt động của thận và các loại thuốc mà người bệnh đang dùng. Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ điều trị về các loại thực phẩm có kali và số lượng kali phù hợp để dùng mỗi ngày. Nếu cần giảm kali thì nên hạn chế thức ăn chứa nhiều kali có trong trái cây như chuối, cam, mít, bơ, nước dừa, rau chân vịt…

5. Muối (natri)
Hạn chế dùng thức ăn chứa nhiều muối (natri). Thận bị tổn thương thì không thể lọc natri tốt như thận bình thường, làm cho lượng natri ở lại trong cơ thể tăng cao, dẫn đến tăng huyết áp. Chế độ ăn nhạt, ít natri, giúp kiểm soát tốt huyết áp.

6. Phospho
Người bệnh suy thận mạn cần kiểm soát lượng phospho tiêu thụ vì nó có thể tích tụ trong máu, làm cho xương bị yếu và dễ gãy, gây ra tình trạng ngứa da, đau xương, khớp. Người mắc bệnh thận mạn cần ăn những thức ăn chứa hàm lượng phospho ít hơn người khỏe mạnh. Cụ thể, người bệnh nên hạn chế thức ăn chứa nhiều phospho như sữa, chế phẩm từ sữa, trứng.

7. Canxi
Tránh ăn quá nhiều thức ăn chứa nhiều canxi như nghêu, tôm, cua…

8. Nước
Khi chức năng thận suy giảm, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh biết nếu họ cần hạn chế chất lỏng và nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày. Với trường hợp bệnh nhân bị phù, đi tiểu ít thì nhu cầu nước sẽ bằng lượng nước tiểu cộng thêm 500ml, kèm chế độ ăn có canh, súp mỗi ngày.

9. Vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất là vô cùng quan trọng và cần thiết. Người bệnh nên chọn thức ăn chứa nhiều sắt, vitamin nhóm B như vitamin B6 và vitamin B12, vitamin nhóm C để tăng cường sức đề kháng.

10. Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút/ngày để duy trì cân nặng, tránh tăng cân quá mức. Người bệnh vần bỏ thói quen hút thuốc lá, sủ dụng rượu bia, chất kích thích.

Câu hỏi thường gặp

curved-line

Tự nấu ăn với thịt, cá tươi thay vì dùng thức ăn đóng hộp hay đồ ăn nhanh vì trong đó có chứa nhiều muối.
Tránh các loại thịt chế biến sẵn như giăm bông, thịt xông khói, xúc xích.
Chọn dùng rau tươi thay vì rau cải đóng hộp. Nếu phải dùng rau cải đóng hộp, hãy rửa sạch để loại bỏ bớt muối trước khi nấu hoặc ăn.
Nên đọc nhãn thành phần dinh dưỡng để chọn thực phẩm có phần trăm giá trị hàng ngày của natri thấp nhất: 5% hay ít hơn là thấp; 20% hay nhiều hơn là cao.
Khi nêm nếm thức ăn, có thể dùng các loại thảo mộc, gia vị khác thay cho muối. Hạn chế thêm muối khi chế biến nhưng không nhất thiết là không dùng muối.

Sự dư thừa phốt pho trong máu có thể làm cho người bệnh cảm thấy ngứa. Dư thừa phốt pho gây nên tình trạng xương yếu dẫn đến gãy xương. Các loại thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều phốt pho, vì vậy bệnh nhân nên tránh sử dụng. Bệnh nhân lọc máu nên có buổi tư vấn với bác sĩ điều trị về chủ đề dinh dưỡng để có thể quản lý tốt lượng phốt pho trong chế độ ăn uống. Các loại thuốc được gọi là chất kết dính phốt phát có thể được bác sĩ kê đơn để giúp hấp thụ phốt pho từ thức ăn và cho phép nó đi qua cơ thể mà không bị hấp thụ vào máu.

Khi đã bị suy thận mạn tính thì dù ở giai đoạn nào của bệnh, chế độ ăn của người suy thận phải đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì hoạt động thể chất, và uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ góp phần làm chậm lại tiến triển của bệnh.

Đặt hẹn với Phòng khám Nội Thận tại Bệnh viện Đức Khang để được tư vấn, khám và điều trị bệnh suy thận:

 Điền thông tin vào phiếu đặt hẹn TẠI ĐÂY

 Gọi vào Hotline Bệnh Viện 0903.056.132

 Trực tiếp đến đăng ký khám tại Bệnh viện Đức Khang

500 Ngô Gia Tự, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 1)

129A Nguyễn Chí Thanh, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 2)

Quay lại
Chia sẻ:

Bài Viết Liên Quan